Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội thị xã Hương Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49 - 54)

Hương Thủy là thị xã nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam của thành phố Huế, có tổng diện tích tự nhiên 456,02 km2, có tọa độ 16o29' vĩ bắc, 107o41 kinh đông. Phía Đông Nam giáp Huyện Phú Lộc; phía Tây Bắc giáp Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà; phía Tây Nam giáp huyện A Lưới; phía Nam giáp huyện Nam Đông; phía Bắc giáp huyện Phú Vang.

Tiếp cận phía đông nam Thành phố Huế, kéo dài về phía đông nam đến Phú Lộc và tây nam đến Nam Đông, đồng thời, trải rộng ra hai phía đông tây đến tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; hầu hết phần lãnh thổ phía tây đường quốc lộ 1A là đồi núi, đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy thành một dải phía đông và đông bắc dọc Lợi Nông và Đại Giang.

Đặc điểm chung khí hậu của Thừa Thiên Huế, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực oi bức, nhiệt độ có khi lên tới 35-40 độ C. Tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt, nhiệt độ trung bình 20 độ C, có khi xuống thấp đến 9 độ C. Mùa xuân kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2.

XDCB là hoạt động thường tiến hành ngoài trời, thời gian thi công kéo dài, nên chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên nói trên, vị trí địa lý địa hình TT-Huế bị chia cắt mạnh, mùa mưa trùng với mùa bão lớn, từ tháng 8 đến tháng 11 lượng mưa lớn thường gây ra lũ lụt, ngập úng làm thiệt hại đến kết cấu hạ tầng hạn chế thời gian thi công và tầng suất xây dựng.

Thị xã Hương Thủy được thành lập ngày 09/02/2010. Việc thành lập thị xã Hương Thuỷ sẽ phát huy mạnh mẽ hơn chức năng trung tâm đô thị phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thị xã gồm có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 5 phường: Phú Bài, Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương và 7 xã: Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Dương Hoà, Phú Sơn.

Tính đến năm 2016, dân số trung bình thị xã Hương Thủy có 103.167 người (52.368 nam và 50.799 nữ). Mật độ dân số bình quân 226 người/km2, trong đó có khoảng 59,42% sống ở thành thị và khoảng 40,58% sống ở nông thôn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,28%, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối khá, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 2.1 Tình hình dân số thị xã Hương Thủy từ 2013-2016

Đơn vị tính: Người

CHỈ TIÊU 2013 2014 2015 2016 Tổng dân số 100.313 100.658 101.353 103.167

Phân Theo giới tính

Nam 50.619 50.854 51.267 52.368

Nữ 49.694 49.804 50.086 50.799

Phân theo khu vực

Thành thị 57.907 58.053 60.731 61.301

Nông thôn 42.406 42.605 40.622 41.866

(Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Hương Thủy năm 2016)

Qua bảng số liệu 2.1, chúng ta có thể thấy, dân số năm 2016 tăng gấp hơn so với dân số năm 2014, 2015, tốc độ tăng dân số qua các năm không ngừng tăng lên. Dân số tăng nhanh đã gây ra nhiều áp lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Hương Thủy như: cần đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng như xây dựng mở rộng các tuyến đường, nâng cấp các công trình công cộng,… nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Như vậy, vốn cho xây dựng cơ bản cũng cần được đòi hỏi cao.

Thị xã hương Thủy thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ

nên tình hình kinh tế xã hội thực hiện đến hết năm 2016 đạt được những kết quả tích cực.

Giá trị sản xuất thực hiện năm 2016 là 19.285,5 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2015.

Các hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn thị xã tiếp tục phát triển, công tác quản lý hoạt động kinh doanh được tăng cường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thực hiện cả năm 2016 là 1.500 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2015; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống thực hiện cả năm đạt 274,4 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm trước.

Sản lượng vận tải hàng hóa đạt 2.170 triệu tấn, vận tải hành khách đạt 2,8 triệu hành khách. Doanh thu từ hoạt động vận tải thực hiện cả năm 2016 là 319,1 tỷ đồng. Dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính - viễn thông... phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng trên địa bàn thị xã đạt được những kết quả tích cực, một số sản phẩm có bước phát triển khá như sản xuất bia tăng 15%; sản xuất sợi tăng 14,9%; sản xuất ống cống tăng 10,2%, hàng dệt may, sản xuất sản phẩm từ gỗ…. Một số ngành nghề TTCN truyền thống như: hàn gò, mộc, chổi đót, tăm hương,... được khuyến khích, hỗ trợ để phát triển.

Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp - Xây dựng thực hiện cả năm 2016 đạt 19.350 tỷ đồng, tăng 39,5% so với năm 2015.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thực hiện cả năm đạt 944,1 tỷ đồng, tăng 17,1% so với 2015.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến hết năm 2016 (không tính Thu chuyển nguồn) đạt 518,632 tỷ đồng. Trong đó, phần giao Cục Thuế, thị xã, các phường xã thu và thu để lại quản lý qua NS là 275,842 tỷ đồng; thu bổ

sung từ ngân sách cấp trên là 256,235 tỷ đồng. Thu tiền sử dụng đất của thị xã đến hết năm 2016 là 102,662 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách trên địa bàn là 535,163 tỷ đồng. Trong đó, chi đầu tư phát triển 111,202 tỷ đồng; chi thường xuyên 301,522 tỷ đồng.

Giáo dục và đào tạo cũng được quan tâm thực hiện cả về cơ sở vật chất cũng như phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Công tác duy trì và nâng cao chất lượng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo, đã được tỉnh công nhận mới thêm 03 trường (Mầm non Thủy Tân và Mầm non Dương Hòa, Tiểu học số 1 Phú Bài), nâng số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn lên 35/48 trường, đạt 72,9%.

Công tác khám chữa bệnh trên địa bàn thị xã được nâng cao về chất lượng. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, tập huấn công tác an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Công tác phòng, chống dịch được thực hiện khá tốt nên không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Thực hiện tốt các Chương trình y tế quốc gia; công tác tuyên truyền, giáo dục, chăm sóc sức khỏe trẻ em được quan tâm.

Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhân dân trong các dịp mừng Đảng, mừng Xuân, các ngày lễ lớn của đất nước; chỉ đạo tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị trên địa bàn như: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Lễ hội chợ quê ngày hội - Festival Huế các năm...

Chính sách xã hội, lao động, việc làm được quan tâm thực hiện, nhờ vậy đã hỗ trợ người dân nâng cao cơ hội tạo việc làm và tham gia thị trường lao động, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống góp phần ổn định xã hội. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,11%, giảm 0,46% so với năm 2015(4,57%: theo tiêu chí mới nghèo đa chiều).

Công tác quân sự - quốc phòng được giữ vững và tăng cường. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; làm tốt công tác tập huấn cán bộ, huấn luyện quân sự; bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng. Hoàn thành tốt công tác tuyển chọn và gọi công nhân nhập ngũ qua các năm. Tình hình an ninh chính trị được giữ vững.

Từ những tiêu chí trên cho thấy, trong thời gian tới Hương Thủy cần đầu tư xây dựng để tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa mạnh hơn. Theo đó, thị xã Hương Thủy phải có một lượng vốn rất lớn cho đầu tư và phát triển. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn là quan trọng và cấp thiết. Từ đó cần thiết phải tang cường quản lý vốn XDCB từ NSNN tiết kiệm và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)