Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hương Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 46 - 49)

Từ những kinh nghiệm thực tiễn ở trên, có thể tóm tắt những bài học cho quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN như sau:

Một là, chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB gắn liền với đường lối phát triển KT-XH của mỗi địa phương, cần có phương pháp khoa học để xác định rõ ràng phạm vi quản lý nhằm đạt được hiệu quả quản lý NSNN trong đầu tư XDCB.

Hai là, thực hiện chi tiết và công khai các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền ở địa phương.

Ba là, cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ NSNN phải tránh dàn trải, tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng cần nhiều vốn và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

Bốn là, cần thực hiện đa dạng hóa vốn đầu tư XDCB, nguồn lực NSNN là hạn chế, hơn nữa đầu tư nhà nước không đem lại hiệu quả cao hơn đầu tư tư nhân nên hầu hết các nước trên thế giới đều chuyển đổi đối tượng mà khu vực tư nhân có thể đầu tư được cho thành phần kinh tế này đảm nhiệm để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Năm là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thông tin, kế thừa và phản hồi để ngày càng hoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB.

Sáu là, tăng cường tính hiệu lực của đánh giá và sau đánh giá. Các đánh giá được sử dụng để rút kinh nghiệm cho các năm sau, mà đặc biệt là phải nghiêm túc quy định rõ trách nhiệm của các sai phạm, thất thoát do quản lý. Các đánh giá là cơ sở cho các thưởng phạt nhằm tránh lặp lại sai phạm trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Việc vận dụng những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu từ thực tế quản lý một cách khoa học và sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình sẽ góp phần rút ngắn quá trình hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở địa phương.

Tiểu kết chương 1

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tiền đề tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thu hút các nguồn vốn đầu tư khác nhằm đảm bảo tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương và đất nước. Hiện nay, đất nước ta nói chung, Thừa Thiên Huế và thị xã Hương Thủy nói riêng đang bước vào thời kỳ CNH-HĐH một cách mạnh mẽ, do đó, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển đất nước nói chung và địa phương nói riêng.

Ở nước ta, hiện tượng thất thoát và lãng phí trong đầu tư XDCB đang là vấn đề nhức nhối. Do đó, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cần được quan tâm một cách đúng đắn. Thông qua quyền hạn của mình, Nhà nước cần thiết lập một hành lang pháp lý rõ ràng, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch để thu hút các nhà đầu tư và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư XDCB từ NSNN nhằm tạo ra nhiều công trình có chất lượng cao, có hiệu quả nhưng không lãng phí tài lực, vật lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)