Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 26 - 40)

1.2. Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.2.3. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

vốn NSNN còn thể hiện ở sự cần thiết Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, phức tạp xãy ra trong quá trình tham gia đầu tư xây dựng các dự án, công trình của nhà nước; đảm bảo sự cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có hành lang pháp lý hoạt động.

Đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước quản lý nhằm định hướng hoạt động này đi đúng theo chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch mà Đảng và Nhà nước vạch ra trong từng thời ký, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng đời sống của nhân dân và yêu cầu phát triển của quốc gia.

1.2.3.Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước nước

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng, mục tiêu vào quá trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả và hiệu quả đầu tư cao nhất với số vốn bỏ ra thấp nhất.

Quản lý vốn đầu tư XDCB bao gồm: QLNN về vốn đầu tư XDCB và quản lý vốn đầu tư XDCB của chủ đầu tư. QLNN và quản lý của chủ đầu tư có sự khác nhau cơ bản. Về thể chế quản lý, Nhà nước là chủ thể quản lý chung nhất hoạt động đầu tư XDCB của đất nước, địa phương còn chủ đầu tư là chủ thể quản lý hoạt động đầu tư XDCB ở đơn vị mình. Về phạm vi và quy mô quản lý vốn đầu tư XDCB, quản lý vốn đầu tư XDCB của nhà nước, địa phương là hoạt động ở tầm vĩ mô, bao quát chung còn quản lý vốn đầu tư XDCB của chủ đầu tư chỉ bó hẹp ở phạm vi từng tổ chức, cá nhân riêng lẻ. QLNN tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, định hướng...,

còn chủ đầu tư được hoạt động trong môi trường và khuôn khổ pháp luật do nhà nước đặt ra. Về mục tiêu quản lý, QLNN về vốn đầu tư XDCB nhằm mục tiêu chủ yếu là bảo vệ các quyền lợi quốc gia, địa phương, bảo vệ những lợi ích chung nhất cho mọi thành viên trong cộng đồng còn quản lý vốn của chủ đầu tư thì xuất phát chủ yếu từ lợi ích trực tiếp của mình. Về phương pháp quản lý, nhà nước quản lý vừa bằng quyền lực thông qua pháp luật vừa bằng các biện pháp kinh tế thông qua chính sách đầu tư còn chủ đầu tư quản lý bằng phương pháp kinh tế và nghệ thuật đầu tư. QLNN đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát và kiểm tra còn chủ đầu tư là người bị quản lý và bị kiểm tra.

Nội dung QLNN về vốn đầu tư XDCB theo Luật Xây dựng và Luật Đầu tư bao gồm các công việc:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển các hoạt động đầu tư XDCB;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vốn đầu tư XDCB;

- Ban hành các định mức chi phí, giá trong hoạt động xây dựng;

- Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng;

- Quản lý hiệu quả dự án, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng;

- Hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của chủ đầu tư;

- Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB;

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và tập huấn về hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB;

- Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB.

Từ những nội dung này, có thể khái quát nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước cấp huyện thể hiện trên các mặt: xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN và tổ chức hướng dẫn thực hiện; Tổ chức bộ máy thực hiện; Qúa trình thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB thừ NSNN; Thanh tra, kiểm tra, giám sát về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, cụ thể như sau:

1.2.3.1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, từng bước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở nền tảng cho việc QLNN.

Trên cơ sở đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từ luật, pháp lệnh đến các văn bản dưới luật, nhằm thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng thành pháp luật, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật. Công tác xây dựng pháp luật đã thu được nhiều kết quả thiết thực. Sự phát triển của hệ thống pháp luật đã từng bước tạo cơ sở cho việc Nhà nước thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần xây dựng và củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là hoạt động cơ bản, đầu tiên của chu trình QLNN, tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động QLNN về vốn đầu tư XDCB từ NSNN, thúc đẩy hiệu quả trong quá trình đầu tư XDCB tại các địa phương trên cả nước. Nhà

nước xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vốn đầu tư XDCB từ NSNN; quy định những nội dung QLNN về vốn đầu tư XDCB từ NSNN; quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN...

Trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý vốn ĐTXD nói chung và ĐTXDCB nói riêng, công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN có tầm quan trọng đặc biệt nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế của pháp luật về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật về quản lý vốn ĐTXDCB và đặc biệt là tạo điều kiện cho công tác quản lý văn bản, cho việc sử dụng, áp dụng văn bản, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức, các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động ĐTXDCB.

Đối với UBND cấp huyện, đơn vị này không có chức năng soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung này đồng nghĩa với việc tiếp nhận, hướng dẫn và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp trên ban hành.

1.2.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện

- Về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư:

+ Phòng Tài chính – Kế hoạch thống nhất cơ cấu nguồn vốn; lập phương án phân bổ vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn chương trình mục tiêu, vốn hỗ trợ có mục tiêu, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư; tham mưu Ủy ban Nhân dân cấp huyện xem xét trình Hội đồng Nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật;

+ Căn cứ quyết định của Ủy ban Nhân dân cấp huyện giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án, Phòng Tài chính – Kế hoạch chủ trì thông báo chi tiết đến từng chủ đầu tư, cơ quan quản lý có liên quan;

- Về thẩm định dự án đầu tư XDCB

+ Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định các dự án đầu tư XDCB và báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, bao gồm cả thẩm định tổng mức đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban Nhân dân cấp huyện.

+ Đơn vị trực tiếp thẩm định dự án là phòng Quản lý đô thị và phòng Kinh tế đối với thành phố, thị xã; phòng Kinh tế - Hạ tầng đối với huyện.

- Về thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn dự án hoàn thành

Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan thẩm định quyết toán hoàn thành công trình, từ đó tham mưu quyết định phê duyệt cho Chủ tịch UBND cấp huyện.

1.2.3.3. Tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách cấp huyện

Tổ chức thực hiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện theo quá trình như sau:

Một là, Lập và thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ

bản của ngân sách nhà nước

Hàng năm, căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng, thông tư hướng dẫn, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư; Uỷ ban nhân dân các địa phương thực hiện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách và tổ chức hướng dẫn các đơn vị CĐT trực thuộc lập kế hoạch vốn đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển hoặc kế hoạch chi đầu tư bằng vốn sự nghiệp đối với dự án sử dụng vốn sự nghiệp.

Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm; đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển, CĐT căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên; Cơ quan quản lý cấp trên của CĐT có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư XDCB của các CĐT vào dự toán NSNN theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trước khi gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách địa phương về phần kế hoạch vốn đầu tư XDCB, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trình thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện xem xét có ý kiến.

Sau khi dự toán ngân sách được UBND cấp tỉnh giao dự toán ngân sách, Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý đã đủ thủ tục đầu tư và xây dựng đảm bảo khớp đúng với các chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước và vốn nước ngoài, cơ cấu ngành kinh tế, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng từng nguồn vốn đầu tư.

Phương án xây dựng phân bổ vốn đầu tư của UBND được trình lên HĐND cấp huyện thông qua và quyết định. Phòng Tài chính – Kế hoạch có trách nhiệm dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do cấp huyện quản lý báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Sau khi phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án; Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho Sở tài chính. Sau khi kiểm tra, nếu kế hoạch phân bổ vốn đầu tư XDCB chưa bảo đảm theo đúng quy định thì phải thực hiện điều chỉnh.

Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã được phân bổ hoặc sau khi điều chỉnh phù hợp với các quy định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu kế

hoạch chính thức cho các CĐT để thực hiện đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi CĐT mở tài khoản của dự án để theo dõi và làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.

Hai là, Thực hiện cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc

ngân sách nhà nước

* Cấp phát tạm ứng và thu hồi tạm ứng

Đối tượng cấp phát tạm ứng vốn xây lắp là các gói thầu xây lắp tổ chức đấu thầu theo hợp đồng trọn gói hoặc hợp đồng điều chỉnh giá đảm bảo điều kiện sau:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) kèm theo quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án nếu có.

- Quyết định phê duyệt báo cáo thiết kế kỹ thuật (đối với dự án thiết kế 3 bước) hoặc quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án thiết kế 1 bước và 2 bước) và quyết định phê duyệt tổng dự toán kèm theo tổng dự toán.

- Văn bản lựa chọn Nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn Nhà thầu trong trường hợp đặc biệt).

- Hợp đồng giữa CĐT và Nhà thầu (gồm các tài liệu đi kèm bản hợp đồng; bản tiên lượng của hồ sơ mời thầu; bản tiên lượng tính giá dự thầu kèm theo biểu giá chi tiết của Nhà thầu và các điều kiện thay đổi về giá (nếu có), điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

- Dự toán chi tiết được duyệt của từng công việc, hạng mục công trình đối với các gói thầu chỉ định thầu và tự thực hiện.

Để được cấp phát tạm ứng, ngoài các tài liệu cơ sở của dự án, CĐT phải lập giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư và chứng từ rút vốn gửi đến Kho bạc nhà

nước. Nhận được hồ sơ đề nghị cấp phát thanh toán tạm ứng của CĐT; Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn cho CĐT, đồng thời thay CĐT thanh toán trực tiếp cho Nhà thầu hoặc người thụ hưởng.

Vốn tạm ứng các hợp đồng xây lắp được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành và được quy định cụ thể như sau:

- Thời điểm bắt đầu thu hồi tạm ứng:

- Vốn tạm ứng được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầu chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định trên nhưng dự án không được ghi tiếp kế hoạch hoặc bị đình thi công, CĐT phải giải trình với Kho bạc nhà nước về tình hình sử dụng số vốn tạm ứng chưa được thu hồi, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý. Trường hợp đã được cấp phát vốn tạm ứng mà gói thầu không triển khai thi công theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, CĐT phải giải trình với Kho bạc nhà nước và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng.

* Cấp phát thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành

Khối lượng xây dựng công trình hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu hoặc hình thức tự thực hiện dự án được thanh toán là giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo hợp đồng đã ký kết và có đủ điều kiện sau:

- Khối lượng nghiệm thu phải đúng thiết kế bản vẽ thi công được duyệt và có trong kế hoạch đầu tư năm được giao.

Căn cứ thời gian thực hiện hợp đồng, tính chất hợp đồng, việc thanh toán thực hiện theo các phương thức sau:

- Thanh toán theo giá trọn gói - Thanh toán theo đơn giá cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý vốn đầu tư xây DỰNG cơ bản từ NGÂN SÁCH NHÀ nước TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)