Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện

1.2.1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, chẳng hạn, các nhà khoa học như Koonz đã đưa ra khái niệm quản lý được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Theo đó, quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra. Như vậy, quản lý là hoạt động có chủ đích của chủ thể tác động vào đối tượng bằng cơ chế tác động (nguyên tắc, phương pháp, công cụ).

QLNN xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, đó là quản lý toàn xã hội. Nội hàm của QLNN thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, lịch sử và đặc điểm văn hóa trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Xét về mặt chức năng, QLNN bao gồm 3 chức năng: thứ nhất là chức năng lập pháp do các cơ quan lập pháp thực hiện; thứ hai là chức năng hành pháp (hay chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm và thứ ba là chức năng tư pháp do các cơ quan tư pháp thực hiện.

Trong hệ thống xã hội có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: tổ chức chính trị, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân,… So với quản lý của các tổ chức khác thì QLNN có những điểm khác biệt:

- Về chủ thể: QLNN là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước được trao quyền, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp

- Đối tượng quản lý: tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ quốc gia

- Phạm vi quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,…

- Về tính chất: mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ, chính sách để quản lý xã hội.

- Về mục tiêu: phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Từ những phân tích trên có thể khẳng định “Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của các cá nhân tổ chức trên tất cả các mặt của

đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”.

1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

Du lịch là tổng hợp các hoạt động có tổ chức, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người. Các thành phần tham gia vào du lịch bao gồm: khách du lịch; các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch; chính quyền sở tại; cộng đồng dân cư địa phương. Từ đó, có thể thấy rằng các thành tố trong hoạt động QLNN về du lịch, gồm: Chủ thể quản lý (các cơ quan QLNN về du lịch); đối tượng quản lý (các hoạt động trong lĩnh vực du lịch); công cụ quản lý (chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch).

Từ những phân tích trên, học viên có thể đưa ra khái niệm QLNN về du lịch: “Quản lý nhà nước về du lịch là sự tác động có tổ chức của các chủ thể nhà nước có thẩm quyền dựa trên các thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy lên các hoạt động du lịch nhằm định hướng các hoạt động này theo các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn”.

1.2.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện

QLNN về du lịch tại cấp huyện đó là sự tác động của chính quyền cấp huyện tới hoạt động du lịch theo phân cấp chức năng, nhiệm vụ quản lý tới hoạt động du lịch để đạt mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương và quốc gia đề ra trong từng giai đoạn.Như vậy, chủ thể QLNN về du lịch gồm: cơ quan QLNN về du lịch cấp huyện là Ủy ban nhân dân (UBND) cùng với các cơ quan tư vấn, giúp việc như Phòng Văn hóa – Thông tin, các Phòng, Ban có liên quan. Cơ quan QLNN về du lịch cấp huyện thực hiện quản lý theo phân cấp được quy định, dưới sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên và chịu sự giám sát của nhân dân.

du lịch trên địa bàn cấp huyện.

Công cụ quản lý: các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở cấp huyện thực hiện quản lý du lịch bằng hệ thống các công cụ quản lý kinh tế như các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch, các quy định của pháp luật trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

Từ các phân tích trên, có thể khẳng định “QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện là sự tác động có tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền của mình lên hoạt dộng du lịch trên địa bàn, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn ngành nhằm đạt mục tiêu của ngành và mục tiêu của địa phương trong từng giai đoạn phát triển. Đó là mô hình quản lý theo ngành dọc kết hợp với quản lý theo lãnh thổ trên cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền cấp huyện trong khung khổ được phân cấp”.

Sự tác động của UBND cấp huyện tới du lịch là sự tác động nhằm quản lý thông qua các nguyên tắc, phương pháp, công cụ quản lý như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch. Sự tác động ở đây nhằm thực hiện chức năng quản lý đối với du lịch, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp trên địa bàn cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)