Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm

Từ thành công và hạn chế trong công tác QLNN về du lịch của hai địa phương, có thể rút ra một số giá trị tham khảo như sau:

Một là, phải xây dựng được quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng, thúc đẩy du lịch phát triển vững chắc.

Để phát triển du lịch, chính quyền địa phương cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch dài hạn. Công tác này thực hiện tốt sẽ gia tăng những lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, doanh nghiệp và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Thực hiện công tác này tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, khắc phục những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Ngoài ra, việc lập chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng du lịch sẽ thiết lập được các mục tiêu và tìm ra giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó; tạo sự thống nhất trong phát triển hoạt động du lịch tổng thể, thiết lập các mối liên kết giữa hoạt động du lịch với hoạt động của các ngành kinh tế khác; đưa ra những định hướng cơ bản về quy mô phát triển các điểm du lịch.

Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách.

Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương sẽ thu hút nhiều du khách. Do đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm mới mang tính đặc thù.

phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan tham mưu về quản lý du lịch. Để cơ quan này phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình trong công tác QLNN về du lịch, cần phải quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức điều hành hoạt động du lịch. Coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn, kiến thức về du lịch đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch trong hội nhập quốc tế.

Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch.

Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến du lịch là nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách và tìm kiếm thị trường tiềm năng, từ đó thu hút khách đến tham quan nhiều hơn. Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý đối với công tác này. Trong bối cảnh hiện nay, QLNN về du lịch phải coi trọng sự liên kết, hợp tác với các địa phương, vùng, các doanh nghiệp du lịch để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết càng chặt chẽ, bền vững càng làm tăng sức mạnh tổng hợp, nâng cao sức cạnh tranh và càng mở rộng khả năng thu hút khách.

Năm là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với du lịch.

Qua thực tiễn QLNN về du lịch ở hai địa phương trên cho thấy, cùng với sự phát triển nhanh của du lịch thì các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động du lịch cũng nảy sinh và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, giúp du lịch phát triển lành mạnh.

Tiểu kết Chương 1

Trong nội dung Chương 1, Luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở khoa học và pháp lý của QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện, cụ thể Luận văn đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ các nội dung sau:

- Thứ nhất, Luận văn đã trình bày nội dung tổng quan về du lịch, trong đó phân đã tập trung phân tích và làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của du lịch.

- Thứ hai, Luận văn đã trình bày các quan niệm QLNN, QLNN về du lịch cũng như đưa ra khái niệm QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện; xác định rõ nội dung QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện, sự cần thiết của QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện.

- Thứ ba, Luận văn cũng đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở pháp lý và tổ chức bộ máy QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện.

- Thứ tư, Luận văn đã tổng hợp và trình bày kinh nghiệm QLNN về du lịch của một số địa phương trên toàn quốc; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện.

Chương 1 là cơ sở lý luận, tiền đề, nền tảng vững chắc để học viên tiếp tục đi sâu phân tích thực trạng của hoạt động du lịch và thực trạng QLNN đối với lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Từ đó đánh giá một cách chính xác những thành tựu đạt được; những hạn chế, yếu kém trong công tác QLNN cùng những nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém đó.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt

2.1.1. Các điều kiện để phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà. Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên 39.329 ha với dân số 226.978 người. Đà Lạt cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây - Nam, cách Buôn Ma Thuột 190 km về Phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông, cách Nha Trang 230 km về phía Đông Bắc. Đà Lạt có vị trí thuận lợi để mở rộng giao lưu với các trung tâm kinh tế phía Nam và Duyên hải miền trung.

Địa hình Đà Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1520 m so với mực nước biển, cơ bản có thể phân làm 3 dạng: núi cao, đồi thấp và thung lũng. Nét đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh.Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị chắn bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa Nhim; phía Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh.

Đà Lạt nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi cao độ và địa hình tự nhiên nên khí hậu mang tính chất đặc thù so với những vùng lân cận. Nhiệt độ trung bình năm là 18.3oC, biên độ nhiệt trong ngày 11- 12oC. Khí hậu Đà Lạt chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt 1800 mm. Cường độ mưa tập trung vào các tháng 8,9 hàng năm. Mùa khô kiệt nuớc là tháng 12, 1 và 2.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thứ nhất, về kinh tế.

- Nông nghiệp: quy mô diện tích gieo trồng đối với cây hàng năm xu hướng tăng lên qua các năm do điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh khai hoang, phục

hóa trên diện tích có khả năng nông nghiệp chưa sử dụng và tăng vụ, trồng xen, trồng gối. Đến năm 2005, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 97.134 ha, tăng 19.550 ha so năm 2000, quy mô diện tích cây hàng năm tăng liên tục trong 5 năm với mức tăng bình quân mỗi năm 4,6%. Diện tích cây thực phẩm tăng bình quân hàng năm là 8,4%; trong đó cây rau các loại và cây hoa tăng nhanh, diện tích rau từ 18.879 ha năm 2000 tăng lên 29.378 ha ( tăng 10.499 ha) và cây hoa từ 962 ha năm 2000 tăng lên 2.270 ha (tăng 1.308 ha). Riêng diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định ở mức 50.000 đến 51.000 ha trong 5 năm .

Song song với trồng trọt, chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm cũng giữ mức ổn định, một số loại tăng mạnh và chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như đàn bò sữa, heo. Trong chăn nuôi, đàn trâu tăng chậm do diện tích chăn thả bị thu hẹp và việc thay thế dần sức kéo bằng máy móc cơ giới. Theo kết qủa điều tra 1/10 hàng năm, đàn trâu năm 2018 có 17.756 con, tăng 245 con so năm 2017.

- Lâm nghiệp: Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng ở Lâm Đồng nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Nguồn tre, nứa, lồ ô khá dồi dào, trữ lượng lớn, tập trung ở các huyện phía Nam như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tố độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loại, có trên 400 loài cây gỗ, trong đó có 1 số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác.

Thứ hai, về cơ cấu dân số.

Dân số Đà Lạt vào khoảng hơn 500.000 người, mật độ 1029 người/km². Trước Thế chiến thứ hai, dân số Đà Lạt rất ít, ngoài dân cư bản địa chỉ có một số ít người châu Âu làm công tác. Số người Kinh định cư đầu tiên ở Đà Lạt là những tù nhân, thay vì phải lưu đày ở Côn Đảo thì bị đưa lên Đà Lạt để khai phá đất hoang, xây dựng nhà cửa. Trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến 1938 nhiều công trình

giao thông được hoàn thành. Bắt đầu từ thời gian này dân số Đà Lạt bắt đầu tăng nhanh từ 1.500 người (1923) lên đến 9.000 người năm 1928 rồi 11.500 người vào năm 1936. Và đến cuối năm 1942, Đà Lạt đã đạt con số hai vạn dân.

Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, các viên chức Pháp không có khả năng trở về quê hương nên đổ xô lên Đà Lạt nghỉ mát. Dân số tăng nhanh trong thời kỳ này: 13.000 người năm 1940, 20.000 người (1942) và lên đến 25.000 người năm 1944. Trong thời gian kháng chiến 9 năm (1945-1954) dân số Đà Lạt chựng lại ở vào khoảng 25.000 người. Vào cuối năm 1954 dân số tăng lên đến 52.000 người và giữa năm 1955 là 53.390 người do người dân miền Bắc di cư vào Nam. Từ đấy dân số Đà Lạt tăng 73.290 người vào năm 1965, 89.656 người (1970) và đến năm 1982 dân số Đà Lạt đã vượt qua con số 100.000 người. Năm 1999, dân số Đà Lạt là 129.400 người.

Đà Lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồn gốc đa dạng, từ người Kinh, người Cơ Ho đến những người Hoa, người Pháp. Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồm những người Hoa, người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Chăm... Theo số liệu năm 2018, Đà Lạt có 451.803 cư dân thành thị, tương đương 90%. Cũng như các đô thị khác, mật độ dân số của Đà Lạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâm như Phường 1, Phường 2, Phường 6. Ở ngoại thành, cư dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm một phần quan trọng. Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nét nhất là các xã Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung.

Thứ ba, về văn hóa – giáo dục.

Ngay trong thời kỳ Pháp thuộc và cả dưới chế độ cũ, Đà Lạt vẫn là một trong những trung tâm văn hoá, giáo dục phát triển ở miền Nam với hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo khá đồ sộ từ sơ cấp đến đại học. Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng tiếp quản, phục hồi và phát triển khá đồng bộ, đều khắp, đã chứng minh rất rõ Đà Lạt là một trung tâm văn hoá, giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học.

nhân dân trong thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà còn thu hút mạnh mẽ cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, tốc độ phát triển hàng năm lên tới 10 - 12%. Đó là Trường Đại học Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân, Phân viện Sinh học, Học viện Lục quân, Viện Vacxin (Pasteur), Trường Cao đẳng Sư phạm, cùng với gần 100 trường học từ mẫu giáo đến phổ thông trung học.

Tuy là một thành phố trẻ nhưng bề dày văn hoá ở đây cũng rất được chú ý về sự phong phú, đa dạng, vừa mang tính truyền thống và hiện đại. Văn hoá của dân tộc Cơ Ho bản địa, văn hoá của các cộng đồng dân cư ở châu thổ sông Hồng, vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Nam - Ngãi - Bình - Phú, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và sự giao lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Đà Lạt: hiền hòa, thanh lịch và mến khách. Đà Lạt là một đề tài luôn mới mẻ, hấp dẫn, phong phú mà các giới nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội, văn học - nghệ thuật luôn đeo đuổi tìm hiểu và sáng tác.

2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt

2.1.2.1. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thực vật, thảm thực vật: Được ưu đãi về khí hậu thời tiết, do đó gần như quanh năm Đà Lạt được bao phủ bởi màu xanh của thực vật với thảm cỏ xanh, rừng cây xen lẫn giữa thành phố. Đây có thể coi là một sự hiếm có đối với các thành phố khác trong cả nước. Đà Lạt cũng là thành phố được gọi với tên khác, thành phố hoa. Nơi đây rất nhiều loài hoa: anh đào, hoa lan, hoa hồng..., hoa hồng là loài hoa được yêu thích nhất, hoa anh đào một thời được xem là biểu tượng của Đà Lạt. Bên cạnh đó Đà Lạt có trên 20 loại cúc, cúc Đà Lạt có hoa quanh năm. Đặc biệt một loài hoa mang tên Cúc Dã Quỳ là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt, mọc thành rừng, ven đường và chỉ nở vào mùa nắng (báo hiệu mùa nắng đã đến để đón chào mùa du lịch). Nhiều loài hoa phương tây cũng có ở Đà Lạt rất lâu như: mimoza, maguerite, lys, pensee, forget me not…; bên cạnh những loài hoa phương đông như: tường vy, thiên lý, trà my, huệ… Thêm vào đó Đà Lạt có hàng chục loài địa lan và khoảng trên 300 loài phong lan sinh trưởng tự nhiên. Tất cả các loài hoa trên nhờ khí hậu mát mẻ nên phát triển nhanh, không cần chăm sóc nhiều nhưng vẫn có hoa đua nở quanh năm, tạo nên nhiều vườn hoa rất đẹp cuốn hút giữ chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)