7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước hợp lý và nâng cao chất lượng nguồn
nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch của thành phố
Củng cố tổ chức bộ máy QLNN gắn với việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ QLNN về du lịch, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan. Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch của thành phố Đà Lạt cần được tổ chức thống nhất từ thành phố đến cơ sở, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của Phòng VHTT, Ban Quản lý các khu du lịch trong công tác quản lý, khẩn trương ban hành quy chế hoạt động của Ban Quản lý các khu du lịch, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ của Ban Quản lý trong công tác tham mưu cho UBND thành phố trong QLNN về du lịch, Phòng VHTT giữ vai trò hỗ trợ, phối hợp với Ban Quản lý trong công tác quy hoạch, kêu gọi đầu tư, xúc tiến du lịch trên địa bàn thành phố.
Mặt khác, UBND thành phố cần nghiên cứu việc phân cấp quản lý phù hợp với cấp xã theo vị trí của các khu, tuyến, điểm du lịch như: quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du
lịch... Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ cở, tăng cường năng lực quản lý các ngành, các cấp trong định hướng phát triển du lịch, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, linh hoạt, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, tinh thần trách nhiệm của CBCC, viên chức quản lý du lịch từ thành phố đến xã, phường. Chú trọng công tác tham mưu ban hành các văn bản, chính sách kịp thời, mang tính khả thi, dự báo xu thế phát triển ngành, nâng cao tính chuyên nghiệp, năng động của CBCC trong việc xử lý công việc, áp dụng hình thức đưa vào quy chế xét thi đua hàng năm, để có cơ chế xử lý đối với các trường hợp đơn vị ngành, địa phương chậm triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển du lịch theo chỉ đạo của thành phố.
UBND thành phố Đà Lạt cần quan tâm bổ sung kinh phí cho hoạt động du lịch của thành phố, phân cấp kinh phí sự nghiệp du lịch ở cấp xã, nhất là đối với các xã, phường trong quy hoạch phát triển du lịch; bố trí, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị kịp thời, đầy đủ tại cơ quan đơn vị, đặc biệt là cấp xã, để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác điều hành, quản lý về du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan đến du lịch: minh bạch hóa các thủ tục hành chính, thực hiện hồ sơ, thủ tục nhanh gọn, quy định thời gian cụ thể, đúng hẹn, nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình một cửa, một cửa liên thông, áp dụng và thực hiện tốt 3 xin “xin chào, xin hỏi, xin cảm ơn” tại các cơ quan của UBND thành phố, UBND các xã, phường nhằm đảm bảo cho các hoạt động liên quan đến du lịch được thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong QLNN về du lịch, UBND thành phố Đà Lạt, các ngành chức năng cần tăng cường sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, các trang web du lịch, cổng thông tin thành phần của thành phố để quảng bá du lịch, đồng thời tạo hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác QLNN về du lịch.
Tăng cường sự phối hợp giữa Phòng VHTT với các Phòng, Ban, ngành khác trong QLNN đối với phát triển du lịch cũng như trong việc tham mưu cho UBND thành phố về QLNN đối với phát triển du lịch trên địa bàn. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải luôn gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của Trung ương và tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và môi trường đầu tư của địa phương... Chính vì vậy, QLNN về du lịch không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan QLNN về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.
Theo đó, tập trung chỉ đạo xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Phòng VHTT với các Phòng, Ban, Ngành khác trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố về QLNN đối với hoạt động du lịch. Cụ thể như sau:
- Quy chế phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã, phường trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kinh tế cho du lịch tại các khu, điểm du lịch, đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển phục vụ du khách, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư xây dựng các công trình du lịch (khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khách sạn...).
- Quy chế phối hợp với Phòng Công thương trong phát triển hệ thống cửa hàng dịch vụ đạt chuẩn để khuyến khích hoạt động mua sắm, tăng chi tiêu của du khách khi đến Đà Lạt.
- Quy chế phối hợp giữa UBND TP. Đà Lạt với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ đội biên phòng, Cục Hải quan trong việc xây dựng đề án nâng cao chất lượng phục vụ tại các đầu mối tiếp xúc với du khách.
- Quy chế phối hợp với Công an trong việc quy hoạch mở các tuyến du lịch mới, các loại hình du lịch mới; xây dựng các nội quy, chế độ chung cho hoạt động du lịch, các khách sạn, cơ sở phục vụ du lịch và xử lý những vi phạm xảy ra trên địa bàn đối với các tổ chức, cá nhân (kể cả trong nước và ngoài nước) trong hoạt động du lịch...
Ngoài ra, thường xuyên kết hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương, các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du lịch
bước xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN đối với phát triển du lịch tại Đà Lạt về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
- Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch các tỉnh miền Trung, tính toán nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN về du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại...
- Cần chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN về du lịch. Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo, những gì còn hụt hẫng, chưa chuyên sâu thì tổ chức đào tạo lại, hoặc mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn theo từng chuyên đề. Mặt khác, phải từng bước thực hiện "xã hội hóa" công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập... Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tự rèn luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước.
- Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ. Theo đó, không thể đánh giá cán bộ một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định. Năng lực cán bộ phải được đo bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao.