Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch và tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 106 - 112)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch và tăng

tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch trên địa bàn

Thứ nhất, cần có nguồn kinh phí phù hợp, thường xuyên và cố định dành cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch.

Hiện nay, kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch tại Đà Lạt chưa có nguồn kinh phí thường xuyên và cố định để có thể lập kế hoạch trung hạn và dài hạn đối với hoạt động xúc tiến. Các hoạt động hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch được tiến hành dựa trên kế hoạch của từng thời điểm và được cấp kinh phí dựa trên những hoạt động xúc tiến tại thời điểm xác định, trung bình mỗi năm khoảng 250 triệu đồng. Như vậy, với nguồn ngân sách được cấp hết sức hạn chế đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc triển khai cũng như hiệu quả đối với hoạt động hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch tại Đà Lạt. Giải pháp vĩ mô trước tiên và lâu

dài trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch là cần tăng cường nguồn kinh phí cho hoạt động này thông qua việc tăng ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch. Đề xuất thí điểm thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch với nhiệm vụ trọng tâm là dành cho hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch có thể huy động từ các nguồn: nhà nước cấp; đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp du lịch; khách du lịch; các nguồn hợp pháp khác.... Ngoài ra, để thành lập được Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cũng cần có một tổ chức quản lý hợp lý để làm sao gây được lòng tin đối với các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất. Như vậy, để quản lý quỹ thì giải pháp đưa ra là cần có tổ chức kết hợp giữa cơ quan QLNN và đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đứng lên quản lý để đảm bảo tính khách quan, minh bạch và hiệu quả của việc quản lý và sử dụng quỹ.

Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch ở nước ngoài.

Hiện nay hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch Đà Lạt ở nước ngoài hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc “đánh trống ghi tên”, tức là tham gia đăng ký thành viên của các tổ chức xúc tiến du lịch quốc tế nên chưa thu được hiệu quả thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và xúc tiến du lịch của các tổ chức này. Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch cần có nguồn kinh phí cụ thể cùng tham gia đóng góp để mang lại hiệu quả thực sự cho hoạt động kinh doanh du lịch nói chung của thành phố. Bên cạnh đó, cần lựa chọn số lượng nhân lực cử đi nước ngoài làm công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch hợp lý, có chuyên môn nghiệp vụ sâu về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch, nắm được các nội dung cũng như mục tiêu của chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch. Thực tế thông qua khảo sát và phỏng vấn sâu lãnh đạo chịu trách nhiệm hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch ở Đà Lạt thì hầu hết các đợt xúc tiến ở nước ngoài rất nhiều nhân lực tham gia đoàn công tác mà không thuộc đơn vị xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch, không

có chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch, gây lãng phí nhân lực và vật lực, ảnh hưởng không tốt đến mục đích và hiệu quả chuyến công tác. Bên cạnh đó, việc hạn chế trong kinh phí dẫn đến việc để cho doanh nghiệp du lịch đứng lên tổ chức xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch ở nước ngoài, không có sự kiểm soát về nội dung dẫn đến những sai phạm, nhầm lẫn ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của điểm đến. Do đó, nếu giao cho doanh nghiệp triển khai các chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch tại nước ngoài thì cơ quan quản lý cũng cần có sự tham gia định hướng và kiểm soát về mặt nội dung và hình thức của chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, không sai sót và bị tác động ảnh hưởng ngược chiều từ hoạt động này.

Thứ ba, cần có các đợt khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường mang tính quy mô, chuyên nghiệp và khoa học.

Hiện nay, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch Đà Lạt đã và đang được triển khai tại nhiều quốc gia như: Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Mê-hi-cô, Tây Ban Nha... Tuy nhiên, rất nhiều hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch ở các thị trường này chưa mang lại hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh du lịch nói chung tại Đà Lạt. Như vậy, cơ quan QLNN về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch tại Đà Lạt cần có kế hoạch và chương trình cụ thể nhằm khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường khách cho mỗi giai đoạn, từ đó tiến hành hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch phù hợp, mang lại hiệu quả thực sự. Bên cạnh đó, cần xây dựng một chiến lược xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch dài hạn, cụ thể cho từng thị trường khách du lịch.

Thứ tư, cần tăng cường liên kết liên ngành liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch tại Đà Lạt.

Hiện nay, Thành phố Đà Lạt đã và đang có mối quan hệ kết nghĩa và hợp tác hữu nghị với nhiều tỉnh thành trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc liên kết trong xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch giữa Đà Lạt với các tỉnh thành

có mối quan hệ kết nghĩa và hợp tác hữu nghị này vẫn chưa được triển khai hợp lý và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Hầu hết các liên kết về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch liên vùng, liên quốc gia mới chỉ dừng lại ở hình thức trao đổi kinh nghiệm và các bản ghi nhớ, việc thực hiện trên thực tế còn rất hạn chế và chưa mang lại hiệu quả. Do đó, cần có kế hoạch lộ trình phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bên tham gia cùng phối hợp về cách thức triển khai những nội dung đã cam kết. Bên cạnh đó, cần có sự chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để cùng kết hợp xây dựng kế hoạch xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch trọng tâm, quy mô và thực sự hiệu quả, đặc biệt cần tìm hiểu các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về các nguồn lực tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Trong thời gian tới, ngành du lịch Đà Lạt cần phải tận dụng các mối quan hệ để tăng cường xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự phối kết hợp trong xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch với các cấp, các ngành và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong và ngoài thành phố. Cơ quan QLNN về xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch tại Đà Lạt cần có chính sách nhằm giảm chi phí trong việc kết hợp các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

Thứ năm, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, đầu tư cho du lịch.

Tăng cường hoạt động của Cổng Thông tin điện tử UBND thành phố Đà Lạt nhằm kết hợp hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch với hoạt động xúc tiến đầu tư các dự án du lịch tại Đà Lạt. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nhằm khai thác trang thông tin điện tử về du lịch của thành phố với nhiều ngôn ngữ (chú trọng xây dựng cổng thành phần tiếng Việt, Anh, Nhật, Hàn, Trung) về kinh tế - xã hội và tiềm năng, thế mạnh, chính sách liên quan đến lĩnh vực du lịch của thành phố; quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch thành phố. Đưa Cổng Thông tin điện tử trở thành một trong những kênh thông tin xúc tiến quan trọng, mang lại hiệu quả hàng đầu trong việc tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin phục vụ đa dạng nhu cầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

Liên kết với Cổng Thông tin điện tử thành phố nhằm tăng cường quảng bá thông tin, dữ liệu về du lịch, lưu trú du lịch của thành phố đồng thời phổ biến những thông tin cập nhật nhất về các hoạt động du lịch tới thị trường khách du lịch của thành phố.

Thứ sáu, tăng cường hoạt động đầu tư phát triển du lịch Đà Lạt.

Để thu hút các dự án đầu tư du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, cần thiết phải xây dựng cho được nội dung các chương trình xúc tiến đầu tư thương mại du lịch của thành phố trong thời gian tới. Chương trình hỗ trợ xúc tiến phát triển các ngành dịch vụ tập trung vào việc hỗ trợ xây dựng, phát triển một số ngành, lĩnh vực, chương trình hỗ trợ nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Tổ chức các hoạt động kêu gọi đầu tư tập trung theo ngành, nhất là đối với ngành du lịch và dịch vụ du lịch. Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước, quốc tế nhằm giới thiệu các chính sách, pháp luật; quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư mới của Đà Lạt. Qua đó đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhà đầu tư, đánh giá tình hình đầu tư được chính xác, đề ra các biện pháp, giải pháp kịp thời làm lành mạnh môi trường đầu tư. Công tác truyền thông, thông tin, quảng bá cần xây dựng cổng thông tin đầu tư thương mại du lịch, du lịch bằng hai thứ tiếng tiếng Anh – Việt, qua đó cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu đầu tư tại Đà Lạt cho các nhà đầu tư, đồng thời tạo mối quan hệ, liên kết thông tin chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác.

Thời gian tới, Đà Lạt cẩn đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư các dự án lớn phát triển những khu du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cung ứng nhiều dịch vụ du lịch cùng lúc. Tỉnh cũng nên thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vậy chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đặc biệt là các điểm, khu du lịch trọng điểm, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu hút khách du lịch. Tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, công trình dịch vụ du lịch một cách đồng bộ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong một số cơ sở lưu trú. Nên ưu tiên hướng các dự án đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú vào những khu vực phát triển đô thị hoặc những khu du lịch tương lai. Đồng thời, phát triển các nhà

hàng ăn uống, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt chú ý nâng cấp chất lượng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế. Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí nhằm đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch, tạo ra sức hấp dẫn của du lịch. Tập trung đầu tư để hình thành các khu vui chơi giải trí ở vùng ven thành phố, cải tạo nâng cấp công viên, vườn hoa hiện có; đẩy nhanh tiến độ thi công các khu du lịch trên toàn thành phố. Tôn tạo, nâng cấp khai thác có hiệu quả các điểm di tích lịch sử văn hóa, tổ chức các lễ hội văn hóa dân tộc, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống văn hóa để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, cần phải tập trung đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là các vùng phụ cận xây cất đường sá, giao thông đường hàng không, đường bộ nhằm tạo thuận tiện cho sự di chuyển của du khách đến du lịch tại Đà Lạt.

Thứ bảy, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch.

Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền, chú trọng các biện pháp tuyên truyền như: xây dựng chuyên mục phổ biến chính sách pháp luật nói chung trong đó có chính sách về du lịch, phát định kỳ hàng tuần trên hệ thống Đài Truyền thanh; đăng tải nội dung trên bản tin Ban Tuyên giáo, Cổng thông tin thành phần của thành phố, tài liệu sinh hoạt tổ nhân dân tự quản; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm, hội nghị, hội thảo chuyên đề về du lịch, hoặc lồng ghép triển khai chủ trương, chính sách du lịch trong các đợt nghiên cứu học tập, hội nghị của cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; đồng thời thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, đưa chính sách, pháp luật vào chương trình giáo dục học đường, nhất là bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, bước đầu giáo dục, định hướng cho các em học sinh về thái độ đối với môi trường thiên nhiên, thái độ và cung cách ứng xử thân thiện đối với du khách...

Ngoài ra, thành phố cần chú trọng nâng cao ý thức pháp luật cho khách du lịch, thông qua các cụm pa nô, áp phích, biển, bảng tuyên truyền, bố trí các bảng quy định, nội quy nơi thông thoáng, nơi du khách dễ nhìn thấy; phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và xúc tích, trong đó tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho

khách du lịch và thông qua vai trò của hướng dẫn viên du lịch giúp cho du khách tuân thủ pháp luật chặt chẽ hơn.

Mặt khác, cần tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án du lịch, thực hiện việc giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, cũng như có thái độ, cách ứng xử văn minh đối với du khách. Song song với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch, thành phố cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực như hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của người dân địa phương, tạo ra sản phẩm thu hút du khách; nghiên cứu cho thành lập một số làng du lịch; cần chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích của cộng đồng dân cư nơi có dự án, để cải thiện cuộc sống của người dân, qua đó nâng cao dần nhận thức trong quần chúng nhân dân về vai trò của du lịch trong phát triển thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)