7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn cấp huyện
a) Đặc điểm về đối tượng quản lý.
Du lịch là một hoạt động phức tạp, gắn với sự hiện diện của du khách mà phần lớn đến từ địa phương khác, nước khác. Bên cạnh đó, du lịch mang tính đa dạng và có yếu tố quốc tế. Đây còn là dịch vụ mang tính liên ngành, liên vùng, mang tính tổng hợp có sự tham gia của các ngành khác nhau. Do đó, QLNN về du lịch cần có sự phối hợp liên ngành, liên vùng. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố còn mang đặc điểm gắn với yếu tố đô thị. Chẳng hạn, hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt với các tài nguyên du lịch gắn với yếu tố đô thị trung tâm vùng, gắn với điều kiện tự nhiên, cảnh quan…
b) Đặc điểm về cấp quản lý.
Đặc thù của cấp huyện là cấp thừa hành, có phân quyền, vừa thực hiện pháp luật, chính sách của trung ương, vừa ban hành chính sách theo thẩm quyền. Cấp
trung ương sẽ ban hành luật và các chính sách thống nhất QLNN về du lịch trên cả nước, từ đó, cấp tỉnh sẽ cụ thể hóa và triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của trung ương để phát triển HĐDL phù hợp với thực tế địa phương, cấp huyện sẽ tổ chức thực hiện các chính sách đó. Trong phạm vi thẩm quyền, cấp huyện ban hành các chính sách để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn. Do đó, khác với QLNN ở trung ương và cấp tỉnh, cấp huyện là cấp thừa hành, triển khai các chính sách của Trung ương và cấp tỉnh.
c) Đặc điểm về địa bàn quản lý.
QLNN về du lịch trên địa bàn cấp huyện (thành phố thuộc tỉnh) gắn với đặc thù địa bàn, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh du lịch trên địa bàn. Gắn với điều kiện đô thị, ngoài các yếu tố về kết cấu hạ tầng cơ bản, các đô thị lớn thường có nhiều công trình văn hóa, tập trung nhiều vật kiến trúc lớn, do đó, tạo thành nhiều điểm tham quan và có thể trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng.