Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan QLNN về du lịch còn chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thông thoáng.

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về du lịch ở các địa phương. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. QLNN trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thứ hai, chính sách QLNN về du lịch của địa phương cấp huyện còn nhiều bất cập.

Một số cơ chế, chính sách về du lịch, thủ tục hành chính liên quan đến du lịch chậm được nghiên cứu, giải quyết hoặc triển khai chậm; chưa thường xuyên kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng, triển khai thực hiện các quy hoạch, chiến lược, đề án; chính sách ưu tiên nhằm phát triển du lịch chưa được ban hành cụ thể do đó làm cho công tác phát triển du lịch gặp phải nhiều khó khăn cần phải giải quyết…

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, công tác quy hoạch và chính sách phát triển du lịch Đà Lạt vẫn theo kiểu cũ, chưa phù hợp với yêu cầu

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố mới chú trọng việc phát triển du lịch tại vùng lõi của Đà Lạt, các vùng phụ cận chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong thành phố, các địa phương có mặt thiếu chặt chẽ, đồng bộ.

Thứ hai, công tác tổ chức bộ máy, bố trí và đào tạo nhân sự chưa được quan tâm đúng mức.

Bộ máy QLNN về du lịch hiệu lực quản lý chưa cao, nhất là ở cấp xã. Quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, ngành trong việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể của địa phương cũng như trong việc ban hành cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền và

trong việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Sự phối kết hợp trong quản lý hoạt động du lịch giữa các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thực sự chặt chẽ trong khi đó lại chưa phân định một cách rõ ràng trách nhiệm và lợi ích của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư trong quản lý các hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch.

Trình độ của đội ngũ CBCC trong ngành du lịch còn nhiều bất cập. Cán bộ quản lý kiêm nhiệm, làm trái ngành nghề còn nhiều. Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ QLNN về du lịch của thành phố, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, các chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trong thực hiện. Việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch còn chắp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.

Thứ ba, hoạt động quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng quan tâm đầu tư đầy đủ.

Sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức quảng bá kém hấp dẫn, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp. Công tác tạo sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư phát triển.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch và việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, của cộng đồng dân cư về vai trò của du lịch có hình thức nội dung chưa phong phú, nhiều chủ trương chính sách mặc chưa rõ ràng, tuyên truyền chậm trễ.

Thứ tư, thiếu sự phối, kết hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra..

Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan QLNN liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, phối kết hợp quản lý cho các cơ quan QLNN về du lịch chưa toàn diện, chặt chẽ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh. Việc xử lý các vi phạm trong công tác QLNN về du lịch còn mang

nặng tính hình thức hoặc có xử lý bằng nhiều biện pháp nhưng chưa mang lại hiệu quả nhất định. Sự buông lỏng trong kiểm tra tại các cơ sở và việc hoạt động chỉ dừng ở mức nhắc nhở không đủ sức răn đe và việc vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch vẫn tiếp diễn. Nhưng vi phạm trên chưa được chấn chỉnh đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với du lịch tại địa phương.

Tiểu kết Chương 2

Trong nội dung Chương 2, Luận văn đã tập trung làm rõ thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, cụ thể Luận văn đã đi sâu nghiên cứu và làm rõ các nội dung sau:

- Thứ nhất, luận văn đã khái quát giới thiệu về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt.

- Thứ hai, luận văn đã trình bày và phân tích thực trạng hoạt động du lịch của thành phố Đà Lạt giai đoạn 2014 – 2018.

- Thứ ba, luận văn sử dụng lý thuyết ở Chương 1 để phân tích thực trạng hoạt động QLNN về du lịch tại thành phố Đà Lạt, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Nhìn chung, công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã có những chuyển biến tích cực, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Do đó, để nâng cao hiệu quả QLNN về du lịch trong thời gian tới, đòi hỏi UBND thành phố Đà Lạt cần đưa ra phương hướng và các giải pháp hiệu quả để thực hiện.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1. Bối cảnh, quan điểm, định hướng phát triển du lịch Đà Lạt

3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch hiện nay

Bối cảnh phát triển du lịch hiện nay có tác động lớn đến QLNN về du lịch nói chung và QLNN về du lịch trên địa bàn TP. Đà Lạt nói riêng, cụ thể:

Một là, Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong hội nhập quốc tế, hoạt động du lịch sẽ chịu tác động của sự di chuyển du khách quốc tế (đặc biệt trong cộng đồng ASEAN) giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Nguồn khách quốc tế gia tăng, tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế và hoạt động văn hóa được giao thoa. Đồng thời, hội nhập quốc tế tạo cơ hội có được hệ thống chính sách hỗ trợ có hiệu quả cho phát triển du lịch và những loại hình du lịch mới.

Hội nhập quốc tế sẽ làm lượng du khách gia tăng từ nhiều nước với nhiều mục đích du lịch khác nhau. Chẳng hạn nhiều du khách đi du lịch để tìm hiểu về văn hóa địa phương và dành thời gian với gia đình họ khi đi du lịch, trong khi những thành viên gia đình có thể có những sở thích khác nhau như người lớn tuổi thích một hành trình thoải mái hơn, những người trẻ thích những chuyến du ngoạn phiêu lưu hơn; hoặc du khách đi du lịch với nhiều chuyến đi lặp lại đến cùng một quốc gia hoặc các điểm đến vì họ đã quen thuộc với văn hóa địa phương, ngôn ngữ, và họ đã trở lại địa danh đó nhiều hơn; hoặc du khách thích mạo hiểm hơn và rất vui khi khám phá thế giới một mình hoặc với một nhóm bạn bè.

Nhu cầu du lịch gia tăng làm cho các hình thức du lịch và tour du lịch gia tăng. Ngày nay, các công ty bắt đầu cho phép nhân viên kết hợp những cuộc vui chơi giải trí vào công việc; dân du lịch chuyên nghiệp quan tâm tới những trải nghiệm phiêu lưu hơn như những môn thể thao mạo hiểm (nhảy dù, vượt thác, băng qua rừng, leo núi), lựa chọn một quốc gia, điểm du lịch xa lạ ít người biết tới; hoặc du khách không chú trọng mua sắm hàng hóa chất liệu đắt tiền nữa, thay vào

đó, họ quan tâm nhiều hơn đến trải nghiệm trong chuyến đi như thưởng thức ẩm thực địa phương, trải nghiệm hành trình và ngắm cảnh, trải nghiệm cuộc sống ở những con phố náo nhiệt, gặp một người bạn mới tại quán bar xinh xắn, chụp ảnh, tận hưởng từng khoảnh khắc của kỳ nghỉ.

Bên cạnh đó, trong hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia các tổ chức và Hiệp ước khu vực, thế giới, gia nhập vào thị trường du lịch quốc tế như WTO, các FTA thế hệ mới, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, do đó, phải tuân thủ các cam kết, chuẩn mực quốc tế. Chẳng hạn, Cộng đồng Kinh tế ASEAN thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động, về nghề du lịch (MRA-TP), và cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia thành viên, đồng thời, công nhận các kỹ năng, văn bằng của người lao động du lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN theo tiêu chuẩn chung. Do đó, người lao động Việt Nam phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để đáp ứng tiêu chuẩn này.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của hội nhập quốc tế thì đó là những tác động tiêu cực. Những hiện tượng tiêu cực nảy sinh và ngày càng gia tăng chẳng hạn hiện tượng tour 0 đồng, mại dâm, tội phạm quốc tế, văn hóa truyền thống địa phương thay đổi (hành vi ứng xử của người dân địa phương thay đổi), ảnh hưởng môi trường cảnh quan, đời sống dân cư.

Do đó, trong QLNN về du lịch cần phải nắm bắt được các vấn đề trên để từ đó có các biện pháp quản lý hiệu quả, hạn chế những mặt tiêu cực và thúc đẩy mặt tích cực để phát triển hoạt động du lịch của địa phương.

Hai là, trên thế giới, xu hướng chủ đạo là phát triển du lịch theo hướng bền vững và có trách nhiệm.

Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và cũng là mục tiêu hàng đầu cho phát triển của Việt Nam. Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các thế hệ tương lai. Quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội. Bên cạnh đó, du lịch có trách nhiệm nhằm tạo ra những trải nghiệm tích cực cho du khách, dân cư địa phương nâng cao nhận thức về môi trường và

văn hóa, giảm đến mức thấp nhất những tác động xấu của hoạt động du lịch, chú trọng tới người nghèo, trao quyền cho người dân địa phương và tăng đến mức tối đa thu nhập và việc làm cho họ từ du lịch.

Xu hướng phát triển du lịch ngày càng tăng. Theo nhận định chung của Liên Hiệp Quốc, trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Lượng khách quốc tế năm 2020 đạt khoảng 1,6 tỷ và khoảng 1,8 tỷ năm 2030. Dự báo đến năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng du khách quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15% [36].

Xu hướng miễn thị thực visa cho du khách. Nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á có chính sách miễn thị thực visa cho du khách quốc tế để thu hút lượng du khách. Đối với hoạt động du lịch Việt Nam, đây là vấn đề hạn chế. Việc miễn visa giống như một thái độ chào đón, giúp khách quốc tế khỏi phải đau đầu về thủ tục. Khi doanh nghiệp quảng bá, chào bán tour du lịch cho khách quốc tế thì câu hỏi của khách là “Tại sao tôi phải đến một nước mà có yêu cầu visa?”, và tại hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam diễn ra hồi tháng 3/2018 đã có khách đặt vấn đề họ có còn được tiếp tục miễn thị thực khi đến Việt Nam không. Theo các doanh nghiệp du lịch thì điều này sẽ gây thiệt hại lớn cho hoạt động du lịch, sẽ ảnh hưởng đến lượng khách đến Việt Nam từ các quốc gia.

Xu hướng thay đổi việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế. Theo nhiều tổ chức nghiên cứu du lịch quốc tế, xu hướng nổi bật của ngành du lịch thế giới trong năm 2016 là du lịch sinh thái, các điểm đến vùng Bắc Âu, du lịch mạo hiểm. Trong đó, các nhà tổ chức du lịch đặc biệt quan tâm đến loại hình du lịch theo chủ đề, du lịch đơn lẻ. Bên cạnh đó, một hình thức du lịch khác cũng trở thành xu hướng mới với 60% du khách có độ tuổi từ 22 - 42 tuổi thích sử dụng dịch vụ chia sẻ với người cùng mục đích trong hành trình du lịch, và 78% du khách cho rằng các chuyến du lịch sẽ thú vị hơn khi có một người bạn hướng dẫn tại chỗ [29].

hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước được nâng lên.

Nghị quyết Trung ương 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã đề ra các nội dung về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Do đó, để thực hiện quan điểm này, phải xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả hơn nhằm tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa đây là một xu hướng mới trong hoạt động của nhà nước. Nền hành chính chuyển dần sang chức năng “phục vụ”, kiến tạo, cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, nhà nước (người cung ứng) - công dân (khách hàng tiêu dùng). Nhà nước có trách nhiệm (phục vụ) đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu của công dân chính là phong cách quản lý dân chủ, văn minh.

Bốn là, cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ. Trong cuộc cách mạng này nếu không đi đúng hướng, tiếp cận với xu thế này thì địa phương sẽ chậm phát triển. Trong QLNN hiện nay, cần phải áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, từ đó tạo môi trường kinh doanh, sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ thông tin được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của du khách, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan QLNN về du lịch phải thay đổi phương thức.

Cũng nhờ việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mà du lịch đã được khu vực hóa, quốc tế hóa trên toàn cầu. Các tour du lịch giữa các nước gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình của khách, sản phẩm du lịch được quốc tế hóa.

Trong thời đại công nghệ phát triển, thông tin luôn được truy cập nhanh chóng và miễn phí. Vì vậy, rất nhiều du khách đã tự lên kế hoạch cho chuyến đi của mình, tự tìm hiểu và học lỏm vài mẹo khi đi du lịch và họ đã trở thành hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)