7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và có các biện pháp chế
chề tài phù hợp trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố là một nhiệm vụ mà cơ quan QLNN liên quan đều phải thực hiện theo chức năng, quyền hạn của mình. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch trên địa bàn sẽ giúp cho công tác QLNN của các cấp, các ngành có biện pháp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề được kịp thời. Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong QLNN về du lịch cần phải tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, rà soát hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục, nội dung kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch nhằm mục đích một mặt thúc đẩy các hoạt động này diễn ra đúng pháp luật, mặt khác giúp cơ quan QLNN phát hiện ra những sai sót để kịp thời có những biện pháp xử lý, bảo đảm sự tôn nghiêm của pháp luật, tránh các sai phạm, không tuân thủ pháp luật trong hoạt động du lịch. Tại Đà Lạt, thông qua hoạt động thanh kiểm tra có thể nhận thấy vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch chưa tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, như vậy, nhằm đảm bảo ổn định trật tự
trong kinh doanh cần có các hình thức tăng cường các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt về việc vi phạm của các cơ sở này trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, cần rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch, đặc biệt hoàn thiện hệ thống quy định về các chế tài xử phạt vi phạm đủ sức răn đe đối với các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và quyền lợi của khách lưu trú. Mặt khác, cần có sự đổi mới về thủ tục, nội dung kiểm tra theo hình thức đơn giản hóa nhằm mục đích tránh gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch cũng như cho chính bộ phận thanh tra của cơ quan QLNN về du lịch. Nội dung kiểm tra, thanh tra không chỉ tập trung vào các thủ tục hành chính pháp lý đối với các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch mà cần chú trọng kiểm tra các điều kiện thực hiện kinh doanh của các cơ sở này đã tương ứng với giấy phép kinh doanh được cấp hay chưa. Cụ thể, cần tập trung vào kiểm tra, thanh tra về các nội dung chính như: điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân lực, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy... của các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch tại Đà Lạt.
Hai là, cần tăng cường phương thức thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với hoạt động du lịch.
Mặc dù hiện nay bộ phận Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch tại Đà Lạt đã có nhiều tiến bộ theo hướng giảm phiền hà, gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo theo đúng Nghị quyết 35/NQ – CP trong việc phối hợp liên ngành để giảm số lần thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra liên ngành thực sự chưa được phối hợp đồng đều giữa các ban ngành dẫn đến hiệu quả của phương thức thanh tra, kiểm tra liên ngành chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong muốn của cả phía các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch cũng như từ phía cơ quan QLNN về du lịch tại Đà Lạt. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra cũng như giảm phiền hà cho các cơ sở kinh doanh, phục vụ du lịch cần thiết tăng cường hơn nữa các phương thức thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở này trên địa bàn thành phố.
Ba là, cần từng bước xây dựng, hoàn thiện đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với hoạt động du lịch tại Đà Lạt.
Hiện nay, lực lượng thanh tra nhà nước của thành phố chỉ có 04 cán bộ thanh tra. Mặt khác, các cán bộ thanh tra này không chỉ chịu trách nhiệm thanh tra đối với hoạt động du lịch mà còn thanh tra về các mảng khác. Như vậy, có thể nhận thấy số lượng cán bộ thanh tra tại Đà Lạt còn quá mỏng, khó có thể chuyên trách một khối lượng công việc lớn với nhiều mảng khác nhau như vậy, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt vào những thời điểm cao điểm về du lịch. Do đó, giải pháp cần thiết đối với công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay là cần bổ sung lực lượng cho công tác QLNN về hoạt động thanh tra, kiểm tra cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đào tạo, lựa chọn đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra phù hợp với thực tế tại Đà Lạt. Năng lực của các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ bao gồm kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà còn có sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có những đánh giá khách quan, chính xác, nhanh chóng bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch tại Đà Lạt. Mặt khác, cần có kế hoạch phân công nhiệm vụ và quy trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ thanh tra, đảm bảo sự chuyên môn hóa và hợp lý, tránh trường hợp một người phải đảm nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra ở nhiều mảng khác nhau.
Bốn là, đẩy mạnh việc thực hiện kết quả sau thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.
Các đoàn kiểm tra của thành phố cần nghiên cứu, áp dụng cơ chế xử lý phù hợp đối với các trường hợp vị phạm, hạn chế việc lập biên bản nhắc nhở, cần nâng cao hơn nữa hiệu lực của các đợt kiểm tra, thanh tra tạo tính răn đe, buột phải khắc phục đối với các trường hợp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở vi phạm. cần tăng cường chế tài và biện pháp xử lý vi phạm đối với cán bộ thanh tra chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.
Tăng cường công tác thanh tra nguồn gốc của thực phẩm, quy trình trồng trọt, chăn nuôi chế biến tại thành phố, kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm dịch vụ
phục vụ du lịch lưu hành trên thị trường, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, chế biến không đúng quy định, việc lưu hành, vận chuyển hàng gian, hàng lậu, hàng kém chất lượng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí phục vụ du khách khi đến du lịch tại thành phố.