Xây dựng và thực hiện các văn bản quản lý nhà nước, quy hoạch, kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Xây dựng và thực hiện các văn bản quản lý nhà nước, quy hoạch, kế

lịch; Tổ chức bộ máy và nhân sự QLNN về du lịch; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch; Quản lý các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch; Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch, cụ thể:

1.2.3.1. Xây dựng và thực hiện các văn bản quản lý nhà nước, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch hoạch, chính sách phát triển du lịch

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp, do đó, nhà nước phải đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch và dùng công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững, trở thành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Đề làm được điều này, nhà nước phải xác định được chiến lược tổng thể phát triển du lịch phù hợp với điều kiện đất nước, vừa phát huy được tính đặc thù, huy động được nội lực để tăng khả năng hấp dẫn khách du lịch, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa tranh thủ được nguồn lực bên ngoài.

Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là các đơn vị kinh doanh có lợi nhuận. Do đó, nếu không được định hướng phát triển đúng sẽ gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trường và thực tế phát triển của địa phương, nhất là các hoạt động đầu tư xây dựng phát triển kêt cấu hạ tầng các khu, điểm du lịch,…hoặc đầu tư xây dựng cơ sơ vật chất – kỹ thuật như nhà hàng, khách sạn,…Vì thế, nhà nước phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của đất nước.

Hệ thống các văn bản QLNN được xây dựng từ các quy định chính sách, pháp luật của Nhà nước, buộc mọi người phải tuân thủ theo. Để các quy định, chính sách đó đi vào cuộc sống thì Nhà nước phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chúng một cách nghiêm chỉnh. Như vậy, muốn quản lý sự phát triển

ngành du lịch tại địa phương, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần chỉ đạo thực hiện các luật lệ, chính sách của Trung ương ban hành có hiệu quả ở địa phương mình, ban hành các văn bản QLNN tại địa phương xuất phát từ yêu cầu quản lý phát triển ngành ở địa phương nhưng không trái với luật pháp của Nhà nước. Mục đích là thiết lập môi trường pháp lý để đưa các hoạt động du lịch vào khuôn khổ, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản, các chính sách, pháp luật du lịch trên địa bàn, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không tùy tiện thay đổi các chính sách của mình, xóa bỏ các văn bản cũ trái với các văn bản mới ban hành, giảm tối đa sự trùng lắp gây khó khăn cho hoạt động du lịch.

Việc ban hành các văn bản QLNN phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa phải thông thoáng trên cơ sở sử dụng nguồn lực của địa phương để khuyến khích phát triển. Phải đảm bảo tính ổn định, bình đẳng và nghiêm minh trong quá trình thực thi văn bản QLNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)