Khái quát về điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 51 - 55)

1.1.3 .Các loại hình kinh tế cửa khẩu

2.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng và tình hình

2.1.1. Khái quát về điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới ở vùng Đông Bắc với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 670.342,26 ha. Phía Bắc và phía Đông giáp với tỉnh Quảng Tây của nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với đƣờng biên dài trên 333km, (Cao Bằng là tỉnh có đƣờng biên giới với Trung Quốc dài nhất của Việt Nam). Phía Nam giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang. Với vị trí nằm ở cửa ngõ giao lƣu hàng hóa từ Quảng Tây và các tỉnh Tây, Tây Nam Trung Quốc ra biển và đến các nƣớc ASEAN, việc mở các tuyến đƣờng qua Cao Bằng sẽ rút ngắn đáng kể chi phí vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp hai nƣớc.

- Địa hình: Kiến tạo địa chất chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, bị chia cắt bởi nhiều sông suối ngắn, thung lũng hẹp đã chia Cao Bằng thành bốn vùng địa hình chính: địa hình vùng núi đá vôi phía Bắc và Đông Bắc, chiếm 32% diện tích tự nhiên của tỉnh dọc biên giới Việt Trung; Địa hình vùng núi đất ở phía Tây và Tây Nam, chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Địa hình vùng bồn địa chiếm 12% và Địa hình vùng thấp (thung lũng, bồn trũng) chiếm khoảng 16% diện tích toàn tỉnh.

-Khí hậu, thủy văn: Khí hậu Cao Bằng mang tính chất nhiệt đới, gió mùa lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Cao Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông và chịu ảnh

hƣởng của gió mùa Đông Nam khi vào hè. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi non, phong cảnh thiên nhiên hữu tình nên rất thích hợp cho phát triển du lịch.

-Tài nguyên thiên nhiên: Về tài nguyên đất: Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh với tổng diện là 670.342,24 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc, tài nguyên đất tỉnh Cao Bằng khá đa dạng về nhóm đất và loại đất đã tạo ra nhiều vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng.

+Về tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh có 533.384,7 ha, chiếm tỷ trọng cao 79,56% tổng diện tích đất tự nhiên, độ che phủ rừng ƣớc đạt 52%. Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng nhƣ giá trị nghiên cứu khoa học, hệ động vật rừng khá phong phú.

+Về tài nguyên khoáng sản: Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, cho phép phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản với 199 điểm mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau nhƣ sắt, mangan, chì, kẽm…

- Về dân số của tỉnh Cao Bằng: Hiện có hơn 51 vạn ngƣời với nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 95% với 9 dân tộc chủ yếu (Tày 41,9%, Nùng 32,38%, Mông 8,33%, Dao 4,49%, Kinh 4,61%…). Dân số ở thành thị chiếm 13%, nông thôn 87%; lao động nông lâm nghiệp chiếm gần 80%. Mật độ dân số 77 ngƣời/km2, tốc độ tăng dân số bình quân 0,7%/năm, thấp hơn tốc độ tăng dân số của cả nƣớc; tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15-64) chiếm 69,4%, cao hơn bình quân chung cả nƣớc.Tỉnh Cao Bằng có cơ cấu dân tộc đa dạng với hơn 9 dân tộc anh em cùng sinh sống.

- Về phát triển thƣơng mại - dịch vụ, du lịch: Hệ thống dịch vụ đƣợc mở rộng, lƣu thông hàng hóa thuận lợi. Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ

xã hội tăng trƣởng 22,5%/năm. Tỷ trọng thƣơng mại - Dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 45,6%. Cao Bằng là vùng đất cổ có bề dày lịch sử, văn hoá, có thế mạnh về tiềm năng du lịch với hệ thống di tích lịch sử cách mạng phong phú nhƣ: Cụm di tích lịch sử Pác Bó - cội nguồn cách mạng Việt Nam gắn liền với những năm tháng hoạt động cách mạng của lãnh tụ Hồ Chí Minh; Khu rừng Trần Hƣng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Cao Bằng có nhiều thắng cảnh thiên thiên làm say đắm lòng ngƣời nhƣ động Ngƣờm Ngao, thác Bản Giốc, Chùa trúc lâm bản Giốc, hồ Thang Hen (Trà Lĩnh), khu sinh thái Phja Oắc- Phja Đén (Nguyên Bình) và đặc biệt trong tháng 4/2018 Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nƣớc Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO , với những tiềm năng, lợi thế nêu trên nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ khai thác sẽ tạo ra sức thu hút, sức hấp dẫn chẳng những với du khách trong nƣớc, mà còn với khách du lịch nƣớc ngoài.

- Về phát triển Khu công nghiệp: Cao Bằng có khu công nghiệp Khu công nghiệp Chu Trinh đƣợc thành lập theo Quyết định số 936/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của UBND tỉnh; với quy mô 80,941 ha, hiện nay đang đầu cơ sở hạ tầng đƣờng vào xử lý nƣớc thải khu công nghiệp. Về cụm công nghiệp, trên địa bàn tỉnh có 03 cụm, trong đó: Cụm công nghiệp Miền Đông I - Thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa có diện tích 86ha, trong đó giai đoạn 1 là 50 ha; Cụm công nghiệp Hƣng Đạo – thành phố Cao Bằng, với diện tích là 70 ha; Cụm Công nghiệp Đề Thám - Thành phố Cao Bằng, với diện tích là 20 ha, hiện nay về cơ bản đã có cơ sở hạ tầng và đã có 02 nhà đầu tƣ đang triển khai dự.

2.1.2. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến quản lý nhà nước đối với KKTCK tỉnh Cao Bằng

Các nhân tố tác động đến QLNN đối với KKTCK gồm có các nội dung chủ yếu là: Điều kiện tự nhiên; các điều kiện về kinh tế, xã hội trong nƣớc và của quốc gia láng giềng; quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị của quốc gia với các nƣớc trong khu vực, đặc biệt là với nƣớc láng giềng có chung đƣờng biên giới; khung khổ pháp lý và chính sách của nhà nƣớc Trung ƣơng đối với KKTCK; việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân lực của các cơ quan QLNN đối với KKTCK. Trong đó điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển của KKTCK.

Đối với tỉnh Cao Bằng, điểm xuất phát KT-XH của tỉnh Cao Bằng ở mức thấp, điều kiện tự nhiện, vị trí địa lý của tỉnh không thuận lợi cho phát triển KT-XH; kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất còn thấp kém, chƣa đồng bộ; đƣờng giao thông đi lại khó khăn chỉ duy nhất có đƣờng bộ. Kinh tế tăng trƣởng khá nhƣng chƣa vững chắc và chƣa đạt mục tiêu đề ra; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chƣa rõ nét; sức cạnh tranh nền kinh tế thấp; tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng chƣa đƣợc khai thác và sử dụng có hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu ngƣời còn thấp so với bình quân chung cả nƣớc; đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng bào, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chƣa mạnh; tiềm năng lâm nghiệp của tỉnh chƣa đƣợc phát huy. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngƣ nghiệp chƣa phát triển mạnh. Ngành công nghiệp phát triển chậm; quy mô còn nhỏ bé, công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Các cơ sở công nghiệp chế biến sâu khoáng sản hoạt động chƣa hiệu quả; các dự án thủy điện triển khai chậm, chƣa khai thác đƣợc thối đa tiềm năng thủy điện. Tiềm năng thế mạnh của

tỉnh về thƣơng mại du lịch, kinh tế cửa khẩu cũng chƣa đƣợc khai thác, phát huy; hoạt động trong lĩnh vực này chƣa ổn định. Đầu tƣ xây dựng KKTCK còn chậm do thiếu vốn đầu tƣ. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KT-XH. Văn hoá-xã hội còn có mặt hạn chế, chất lƣợng giáo dục còn thấp và chƣa đồng đều; điều kiện khám chữa bệnh chƣa đáp ứng nhu cầu; chất lƣợng phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá ở nhiều địa phƣơng còn thấp, chƣa phát huy vai trò tác dụng trong đời sống xã hội…

Từ điều kiện KT-XH của tỉnh nhƣ vậy nên tác động rất lớn đến công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)