1.1.3 .Các loại hình kinh tế cửa khẩu
3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao
3.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách
3.3.1.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về khu kinh tế cửa khẩu
Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp nói chung chƣa đồng bộ, hoạt động quản lý chủ yếu dựa trên Nghị định số 29/2008/NĐ-CP (từ ngày 10/7/2018 là Nghị định số 82/2018/NĐ-CP), một số nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc đã đƣợc quy định tại các luật nhƣ: Luật đất đai, Luật Xây dựng, Luật đầu tƣ… nhƣng nhìn chung còn chồng chéo, chƣa đồng bộ, còn mang nặng tƣ tƣởng ủy quyền trong quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực trên, chƣa quy định rõ thẩm quyền của Ban quản lý. Vì vậy một trong những giải pháp để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc đối với các khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp trên cả nƣớc nói chung và khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng nói riêng là cần hoàn thiện các văn bản pháp luật, trong đó đặc biệt cần xây dựng Luật về khu kinh tế.
3.3.1.2. Hoàn thiện các chính sách nhằm phát triển khu kinh tế cửa khẩu:
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong thẩm quyền của tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu nhƣ: Có chính sách
ƣu đãi riêng về thu hút đầu tƣ vào KKTCK, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đầu tƣ và hoạt động thƣơng mại trong KKTCK. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách về thuê đất, ƣu đãi cho thuê đất, công tác chỉ đạo giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tƣ, để sớm bàn giao mặt bằng triển khai dự án. Xây dựng cơ chế hợp tác đầu tƣ ổn định, công khai, minh bạch để thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ có tiềm lực tài chính, có kinh nghiệm tham gia đầu tƣ các dự án lớn về cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông theo các hình thức PPP, BOT..., Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tƣ phát triển các doanh nghiệp tƣ nhân, huy động vốn ứng trƣớc của dân và doanh nghiệp cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng.Tạo điều kiện cho vay ƣu đãi đối với những dự án theo mục tiêu quy hoạch, tạo ra nhiều việc làm.
Có cơ chế điều hành linh hoạt trong hoạt động thƣơng mại biên giới thích ứng với chính sách biên mậu của nƣớc bạn, cần phân cấp rõ ràng hơn nữa theo hƣớng giao cho các địa phƣơng biên giới trong công tác quản lý hoạt động thƣơng mại biên giới chủ động điều hành việc xuất khẩu, nông sản thực phẩm sống...
3.3.1.3. Hoàn thiện các quy định, quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với KKTCK
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều quy định, quy chế phối hợp quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK của tỉnh đƣợc ban hành. Tuy nhiên do hiện nay đã và đang có nhiều lĩnh vực liên quan đến việc phối hợp quản lý nhà nƣớc nói chung và KKTCK nói riêng đã đƣợc Quốc hội, Chính phủ thông qua, ví dụ nhƣ: Luật quy hoạch, Luật sửa đổi các luật liên quan đến Luật quy hoạch... do đó cần hoàn thiện các quy định, quy chế phối hợp quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK tỉnh Cao Bằng. Trong thời gian tới, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng cần phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện biên giới tham mƣu xây dựng hoàn thiện các quy định, quy chế phối hợp quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK phù hợp với các chủ
trƣơng, chính sách mới của Quốc hội, Chính phủ phù hợp với thực tế địa phƣơng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện để tạo đƣợc môi trƣờng quản lý thuận lợi, thông thoáng thúc đẩy phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng.