1.1.3 .Các loại hình kinh tế cửa khẩu
2.2. Tình hình thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao
2.2.1. Về xây dựng, ban hành và thực thi hệ thống luật pháp, chính sách quản lý nhà
quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu
a) Đối với Trung ương
Đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cửa khẩu ... kể từ khi ra đời đến nay chủ yếu đƣợc hoạt động, quản lý theo các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, hiện nay chƣa có Luật về Khu kinh tế đƣợc xây dựng và ban hành.
Riêng đối với KKTCK, từ mô hình thí điểm một số cơ chế chính sách ở khu vực cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh (Quyết định số 675/TTg-QĐ ngày 18/9/1996). Thủ tƣớng Chính phủ tiếp tục ban hành các thành lập các KKTCK ở các tỉnh biên giới, nhƣ: KKTCK ở Lào Cai đƣợc thành lập theo Quyết định số 100/1998/QĐ-TTg vào ngày 26/5/1998; KKTCK tỉnh Cao Bằng theo Quyết định số 83/2002/QĐ-TTg ngày 26/06/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ..., Về cơ chế chính sách đối với KKTCK đƣợc áp dụng theo các
Quyết định số 171/1998/QĐ-TTgngày 9/9/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ; Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg, ngày 26/6/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ, tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg về Ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK; Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK. Đến ngày 16/01/2018, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2018/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK, với lý do hiện nay các cơ chế, chính sách về ƣu đãi thuế, quản lý đất đai - môi trƣờng, thu hút đầu tƣ, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, quy hoạch..., đối với Khu kinh tế cửa khẩu đã đƣợc quy định tại các Luật nhƣ: Luật đầu tƣ năm 2014, Luật đất đai 2013; Luật thuế xuất khẩu; Luật thuế nhập khẩu; Luật thƣơng mại; Luật Ngoại thƣơng..., và các Nghị định của Chính phủ và các Thông tƣ hƣớng dẫn liên quan của các Bộ, ngành Trung ƣơng nhƣ: Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ Quy định về quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật thƣơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngoài; Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết về hoạt động thƣơng mại biên giới...
Hiện nay việc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK đƣợc thực hiện theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 và đến ngày 10 tháng 7 năm 2018 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 Quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế sẽ có hiệu lực.
Để thống nhất mô hình quản lý, điều hành tại các cửa khẩu biên giới đất liền, ngày 25/7/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg Về việc ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền.
b) Đối với tỉnh Cao Bằng
Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách QLNN đối với KKTCK. Ngay sau khi mới thành lập các KKTCK Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 1546/2002/QĐ-UB ngày 4/9/2002 V/v Ban hành quy chế phối hợp quản lý của KKTCK.
Sau khi Thủ tƣớng chính phủ có Quyết định 1753/QĐ-TTg ngày 21/9/2010 về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng trên cơ sở hợp nhất các Ban Quản lý KKTCK Sóc Giang, Trà lĩnh, Tà Lùng và Công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Đề Thám. Để triển khai các quy định và phù hợp với thực tế của địa phƣơng, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện một số cơ chế chính sách để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển KKTCK của tỉnh (từ năm 2014 là Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng theo Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11/03/2014), cụ thể nhƣ:
- Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh; Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp quản lý nhà nƣớc trong khu kinh tế cửa khẩu và khu công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 330/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND tỉnh;
- Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng Về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu qua lối mở Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 17/2014/QĐ-UBND ngày
11/7/2014 V/v Ban hành Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 17/12/2015 của UBND tỉnh Cao Bằng V/v ban hành Quy chế quản lý kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
- Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 4/9/2014 V/v Ban hành Quy chế quản lý cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 18/03/2015 của UBND tỉnh V/v Bna hành Nội quy các cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn; Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND ngày 20/3/2018 của UBND tỉnh Cao Bằng V/v Ban hành Quy chế quản lý cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Và một số văn bản hƣớng dẫn triển khai thực hiện công tác phối hợp đối với các hoạt động nhƣ: thu phí, quản lý xuất nhập khẩu biên giới, hoạt động của các chợ biên giới... Các cơ quan có nhiệm vụ phối hợp tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK gồm: Ban quản lý cửa khẩu; Cục Hải quan tỉnh; Các sở, ban ngành cấp tỉnh; Cục thuế tỉnh; Bộ đội biên phòng, UBND các huyện biên giới và một số cơ quan liên quan. Ban quản lý khu kinh tế tỉnh chủ trì thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK của tỉnh.
Quá trình triển khai xây dựng và thực chính sách, pháp luật quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK tỉnh trong thời gian qua thấy rằng, các cơ chế chính sách phát triển KKTCK đƣợc Chính phủ và cấp có thẩm quyền quan tâm, ban hành kịp thời từ đó đã tạo đƣợc không gian, môi trƣờng để định hƣớng về quản lý và thúc đẩy sự phát triển của các KKTCK. Điều đó đã thúc đẩy KKTCK của tỉnh Cao Bằng ngày càng phát triển, góp phần thiết thực trong việc nâng cao đời sống của nhân dân biên giới, tăng thu nhập, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
2.2.2. Về xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2011-2015; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2016-2020, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Chƣơng trình số 10-CTr/TU ngày 29/04/2011 về phát triển kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2011-2015, Chƣơng trình số 11-CTr/TU về phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2016-2020; Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cao Bằng đã xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực và phân công tổ chức thực hiện thúc đẩy phát triển KKTCK tỉnh; tiến hành các nội dung phổ biến tuyên truyền quảng bá chính sách ƣu đãi phát triển KKTCK, mời gọi thu hút đầu tƣ vào KKTCK tỉnh; Thực hiện viên phân công phối hợp của các cơ quan chức năng trong thực hiện chính sách phát triển KKTCK, dự kiến về số lƣợng và yêu cầu chất lƣợng nhân sự tham gia tổ chức thực thi; nêu rõ trách nhiệm của các ngành, cán bộ quản lý và công chức thực thi; cơ chế tác động giữa các cấp trong việc phối hợp thực hiện công tác QLNN tại các cửa khẩu trong KKTCK.
Đối với công tác quy hoạch: Đã tiến hành lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các cửa khẩu nhƣ Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Lý Vạn, Pò Peo, Hạ Lang..., tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu đảm bảo đúng theo quy hoạch đƣợc duyệt. Để công tác quy hoạch ngày càng hoàn thiện, làm cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tƣ thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh, trong năm 2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép lập quy hoạch chung xây dựng KKTCK tỉnh Cao Bằng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 tại Công văn số 6420/VPCP-CN ngày 20/6/2017 của Văn phòng Chính phủ. Hiện nay tỉnh đang chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế phối hợp cùng các Sở, ngành, các đơn vị liên quan triển khai các thủ tục trình các cấp có thẩm quyền đảm bảo sớm thực hiện đầu tƣ xây dựng KKTCK tỉnh Cao Bằng. Đối với các cửa khẩu chính nằm trong
KKTCK trƣớc đây đã có quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đƣợc duyệt và hiện nay tỉnh đang tiếp tục điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với quá trình phát triển của giai đoạn tới và tiếp tục triển khai đầu tƣ các dự án cơ sở hạ tầng cửa khẩu theo quy hoạch đã đƣợc duyệt, cụ thể:
- Cửa khẩu Tà Lùng (trƣớc đây là KKTCK Tà Lùng): tỉnh đã ban hành Quyết định số 430/QĐ-XDUB, ngày 06/3/2003 về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh thị trấn cửa khẩu Tà Lùng, năm 2013 UBND tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2012-2030 tại Quyết định 388/QĐ-UBND, ngày 08/4/2013 với tổng diện tích là 642 ha.
- Cửa khẩu Trà Lĩnh (trƣớc đây là KKTCK Trà Lĩnh): Diện tích quy hoạch là 800 ha, UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2632/QĐ-UBND, ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hùng Quốc và khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (giai đoạn 2009 -2025) tỷ lệ 1/2000. Sau khi Đề án xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đƣợc phê duyệt (hiện nay Bộ Công Thƣơng đang hoàn chỉnh để trình Chính phủ), thì cửa khẩu Trà Lĩnh sẽ đƣợc quy hoạch để xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc) vì vậy rất có tiềm năng để phát triển.
- Cửa khẩu Sóc Giang: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 43/QĐ- UBND, ngày 13/01/2010 về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết KKTCK Sóc Giang – huyện Hà Quảng (lần 2) với tổng diện tích quy hoạch là 90 ha, mục tiêu xây dựng và phát triển KKTCK Sóc Giang thành đô thị hiện đại, văn minh, trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có về phát triển kinh tế cửa khẩu, gắn với việc giữ gìn an ninh biên giới và bảo vệ môi trƣờng.
- Các cửa khẩu, lối mở: Pò Peo, Lý Vạn, Bí Hà, Nà Lạn đã đƣợc lập quy hoạch xây dựng, để làm cơ sở cho công tác quản lý và đầu tƣ cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra, các quy hoạch ngành đƣợc duyệt trên địa bàn tỉnh nhƣ: Quy hoạch hệ thống giao thông, cấp điện, nƣớc... đều xác định các hạng mục cần đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp, nhất là hệ thống các tuyến đƣờng kết nối từ trung tâm đến các cửa khẩu và kết nối cửa khẩu trong KKTCK.
Đối với kế hoạch: Việc phát triển kinh tế cửa khẩu luôn đƣợc xác định là một trong những chƣơng trình trọng tâm thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Cao Bằng trong những năm vừa qua. Tỉnh Cao Bằng đã đƣa ra các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế cửa khẩu rất cụ thể với mục tiêu xây dựng các KKTCK thành vùng kinh tế trọng điểm; tập trung khai thác có hiện quả các hoạt động thƣơng mại, du lịch, dịch vụ, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; tăng cƣờng hợp tác quốc tế, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Giai đoạn 2016-2020 tỉnh Ban hành Chƣơng trình số 11-CTr/TU ngày 29/4/2016 của Tỉnh ủy Cao Bằng về phát triển kinh tế đối ngoại giai đoạn 2016-2020, trong đó lấy kinh tế cửa khẩu làm trọng tâm của chƣơng trình. Thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Bí thƣ Tỉnh ủy làm Trƣởng ban để chỉ đạo, các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện cho cả giai đoạn và từng năm với từng nhiệm vụ cụ thể.
2.2.3. Về xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu quản lý nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đƣợc thành lập theo Quyết định số 1753/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất các Ban quản lý (BQL) KKTCK Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Gian. BQL khu kinh tế tỉnh có trách nhiệm tham mƣu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tƣ và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tƣ trong các
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
-Cơ cấu tổ chức và biên chế và Ban Quản lý gồm: Ban Quản lý có Trƣởng ban và không quá 03 Phó Trƣởng ban. Trƣởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng bổ nhiệm, miễn nhiệm; Phó Trƣởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trƣởng ban Ban Quản lý.
Có 6 phòng thuộc và 6 đơn vị trực thuộc (trong đó có 02 đơn vị sự nghiệp công lập). Với 37 biên chế công chức, 12 biên chế viên chức và trên 65 hợp đồng lao động. Đảng bộ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh có 7 chi bộ, 43 đảng viên, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, triển khai kịp thời các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo của cấp trên
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu kinh tế đƣợc thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu Công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu Công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Thông tƣ liên tịch số 06/2015/TTLB-BKHĐT-BNV ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của khu công nghiệp,