Dự báo tình hình hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 92 - 101)

1.1.3 .Các loại hình kinh tế cửa khẩu

3.1. Bối cảnh quốc tế, trong nƣớc và dự báo tình hình hoạt động của Khu kinh tế

3.1.3. Dự báo tình hình hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng trong

Bằng trong những năm tới.

3.1.3.1 Định hướng phát triển các ngành kinh tế a) Ngành thương mại, du lịch

- Phát triển đồng bộ các loại hình thƣơng mại của KKTCK nhƣ thƣơng mại vùng biên, XNK, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nƣớc và ngoài nƣớc, chợ cửa khẩu.

- Về XNK qua KKTCK Cao Bằng: Đến năm 2020, kim ngạch XNK qua KKTCK tỉnh Cao Bằng đạt khoảng 850 triệu USD, bình quân mỗi năm 16%/năm so với giai đoạn 2011-2015, đến năm 2025 kim ngạch XNK đạt khoảng 1.250 triệu USD.

- Dịch vụ: Đầu tƣ phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt của KKTCK nhƣ dịch vụ cung cấp điện, nƣớc; dịch vụ ăn uống và lƣu trú, dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dịch vụ hải quan, xuất nhập cảnh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ bảo hiểm...

- Du lịch: Cơ sở để dự báo lƣợng khách qua khu vực là do dân cƣ giữa các địa phƣơng giáp biên hai nƣớc đã có mối quan hệ qua lại từ lâu và nhiều ngƣời trong số họ là họ hàng thân tộc nên nhu cầu qua lại thăm hỏi của dân cƣ hai bên rất lớn. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển KT-XH của tỉnh, nhiều danh lam thắng cảnh của tỉnh đƣợc tu bổ, tôn tạo đƣa vào khai thác du lịch nên khả năng thu hút khách thăm quan từ phía bạn sẽ tăng lên. Nhất là hiện nay hai đang triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc).

b) Về công nghiệp - xây dựng

- Phát triển công nghiệp trong KKTCK theo hƣớng khai thác các lợi thế về nguồn nguyên liệu hoặc các sản phẩm đã qua chế biến thô trên địa bàn tỉnh để tiếp tục thu hút công nghệ vào các công đoạn chế biến sâu, cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất trên cơ sở khai thác các nhu cầu thị trƣờng tại chỗ, trong giai đoạn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn KKTCK nhu cầu về các loại vật liệu xây dựng sẽ tăng lên do vậy định hƣớng sản xuất một số loại sản phẩm có ƣu thế về nguyên liệu và phù hợp với trình độ sản xuất của khu vực.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất TTCN truyền thống, khôi phục và phát triển các làng nghề theo hƣớng vừa tạo việc làm tại chỗ cho khu vực nông thôn vừa khai thác các ngành nghề có khả năng kết hợp với các loại hình tham quan du lịch.

c) Về nông nghiệp

- Phấn đấu tăng trƣởng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2020 đạt 443 tỷ đồng (giá cố định). Trong đó tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt cao gấp 1,5 - 2 lần so với nhịp độ giá trị sản xuất nông nghiệp.

Từng bƣớc phát triển nông nghiệp khu vực theo hƣớng chất lƣợng, hiệu quả, sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh, sử dụng giống mới, kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng phát triển nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp thực phẩm cho KKTCK Cao Bằng và nhu cầu thị trƣờng xuất khẩu.

d) Về các lĩnh vực xã hội - Dịch vụ giáo dục - đào tạo

Đầu tƣ xây dựng hệ thống trƣờng từ cấp mẫu giáo đến cấp tiểu học ở khu dân cƣ mới, dịch vụ và các khu vực tập trung dân cƣ... đảm bảo có đủ trƣờng học các cấp cho con em công nhân viên làm việc tại KKTCK. Từng bƣớc xã hội hóa các hoạt động về giáo dục trên địa bàn đảm bảo các nhu cầu.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực là một trong những trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn tới. Phát triển KKTCK là đem đến cơ hội về việc làm, thu nhập cho nhân dân trong khu vực. Do vậy, công tác đào tạo nhân lực cần phải đi trƣớc một bƣớc là điều kiện quan trọng để phát triển KKT một cách bền vững.

Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 tỷ lệ lao động của KKT có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 40% tổng

số lao động của KKT. Gắn việc hình thành các cụm công nghiệp với các hoạt động dạy nghề và mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, năng động.

Các ngành nghề đào tạo tập trung vào chế biến thực phẩm, cơ khí chính xác, chế tác đồ mộc, hƣớng dẫn du lịch, tài chính - kế toán, nghiệp vụ hải quan, công nghệ thông tin... nhằm đáp ứng cho nhu cầu lao động lâu dài tại KKT. Có chính sách ƣu tiên các con em các hộ gia đình tại địa bàn KKT.

- Các dịch vụ y tế

Việc phát triển KKTCK Cao Bằng cần đi đôi với nâng cao các điều kiện về chất lƣợng dịch vụ y tế đảm bảo nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh trên địa bàn. Trong giai đoạn tới cùng với quá trình phát triển các điều kiện xã hội tại KKTCK thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đòi hỏi ngày càng nâng lên về chất lƣợng dịch vụ. Do vậy, ngoài các hoạt động y tế tại các địa phƣơng, cần tập trung hình thành một số cơ sở y tế có chất lƣợng tại địa bàn trọng điểm trong KKTCK nhƣ khu vực thị trấn Tà Lùng, thị trấn Hùng Quốc.

đ) Về phát triển cơ sở hạ tầng - Giao thông

+Đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ hệ thống giao thông đối ngoại của tỉnh Cao Bằng tạo điều kiện để tỉnh phát huy lợi thế về phát triển CK, đẩy nhanh tốc độ phát triển KTXH của tỉnh. Đó là tuyến đƣờng 4A (nối Cao Bằng với Lạng Sơn) đạt tiêu chuẩn cấp đƣờng cao tốc, tuyến quốc lộ 3 một số đoạn tránh các đèo đạt cấp III miền núi, tuyến quốc lộ 34 nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV miền núi (trong đó có đoạn nâng cấp từ đƣờng tỉnh 205), đƣờng Hồ Chí Minh nâng cấp từ tỉnh lộ 203 đạt tiêu chuẩn cấp III miền núi.

+ Mở mới một số tuyến trong các khu vực chức năng trung tâm KKTCK để khai thác quỹ đất bố trí các công trình theo chức năng của KKTCK đạt tiêu chuẩn đƣờng đô thị loại IV đến loại III, một số tuyến đƣờng chuyên dụng vận tải hàng hóa hạng nặng đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn phù hợp.

- Hệ thống điện

Do địa bàn khu vực KKTCK nằm trải rộng do vậy định hƣớng các nguồn cấp điện theo dạng phân tán theo từng điểm đƣợc đấu nối từ trạm trung gian 110/35/22KV Quảng Uyên và nguồn cấp từ một số nguồn thủy điện nhỏ nằm phân tán trên địa bàn nhƣ: thủy điện Thoong Gót 3x600 kVA phát vào lƣới 35 kV; thủy điện Nà Lòa công suất 3x2000 kVA; thủy điện Nà Tậu 2x250 kVA...

Định hƣớng đầu tƣ hệ thống điện theo hƣớng tập trung vào các khu vực trọng điểm của KKTCK. Khu vực Tà Lùng ƣu tiên phát triển hệ thống cấp điện tại khu vực trung tâm đáp ứng các yêu cầu trƣớc mắt nhƣ: điện chiếu sáng, điện cho bảo quản hàng hóa, điện sinh hoạt, điện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh...Nhu cầu phụ tải cấp điện theo tốc độ phát triển của KKTCK tăng khoảng 18%/năm.

- Thông tin liên lạc, viễn thông

+Tiếp tục phát triển bền vững mạng bƣu chính, viễn thông, hệ thống thông tin cơ sở bảo đảm thông suốt nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và công tác chỉ đạo, điều hành trên địa bàn KKTCK.

+Xây dựng và mở rộng mạng băng thông rộng đến các xã, thôn, bản thuộc khu vực KKTCK phục vụ nhu cầu sử dụng của ngƣời dân và công tác chỉ đạo, điều hành.

+ Đẩy mạnh việc xã hội hóa và phát triển hạ tầng viễn thông, phát triển các điểm truy cập công cộng tại các địa điểm thích hợp với từng khu vực nhƣ trƣờng học, nhà văn hóa, đồn biên phòng, điểm bƣu điện văn hóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng,... để lắp đặt thiết bị nhằm thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho ngƣời dân trên địa bàn KKTCK có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ điện thoại cố định và truy cập Internet.

3.1.3.2. Định hướng phát triển không gian khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng

Việc tổ chức không gian và hình thành từng bƣớc các chức năng KKTCK Cao Bằng theo thứ tự ƣu tiên có trọng tâm trọng điểm sẽ từng bƣớc đƣa các chức năng vào hoạt động có hiệu quả phát huy tiềm năng, tạo lan tỏa cho các địa bàn khác của KKTCK.

a) Tổ chức các khu vực trọng điểm - động lực phát triển

*.Trọng điểm ưu tiên 1: Khu vực cửa khẩu quốc tế Tà Lùng và thị trấn Hòa Thuận thuộc huyện Phục Hòa

Trong giai đoạn 2010-2015 khu vực đã đƣợc tập trung đầu tƣ bƣớc đầu đã thu hút các hoạt động kinh tế. Trong giai đoạn 2015-2020, khu vực tiếp tục tăng cƣờng thu hút đầu tƣ hoàn thiện kết cấu hạ tầng để thực sự trở thành trọng điểm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của KKTCK tỉnh Cao Bằng, kiến nghị với Trung ƣơng hỗ trợ nguồn vốn để tăng cƣờng kết nối CK với các khu vực khác trên địa bàn tỉnh cũng nhƣ lân cận.

Dự kiến xây dựng khu vực cửa khẩu Tà Lùng thành cửa khẩu quốc tế gắn kết trong tuyến hành lang từ Nam Ninh - Sủng Tả - Tà Lùng - Cao Bằng kết nối vào tuyến đƣờng Hồ Chí Minh đi các địa phƣơng phía tây và gắn vào tuyến hành lang Đông - Tây kết nối với các nƣớc trong khu vực ASEAN.

- Tính chất: Đây là cửa ngõ kết nối giao thông quan trọng phía đông của tỉnh Cao Bằng, chịu ảnh hƣởng của tuyến hành lang KT Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội. Do vậy xác định tính chất khu vực tập trung chủ yếu là các hoạt động thƣơng mại, vận tải hàng hóa quốc tế, hình thành các chức năng tổng hợp trên có sở khai thác thị trƣờng trên tuyến hành lang, đó là sản xuất công nghiệp theo hƣớng thu hút các ngành sản xuất tập trung tham gia vào các khâu chế biến, gia công xuất khẩu; dịch vụ trung chuyển hàng hóa, các loại hình dịch vụ hỗ trợ XNK.

- Quy mô: 2.988ha. Dân số hiện trạng là 8.296 ngƣời. Mật độ dân số của khu vực này là 277 ngƣời/km2 gấp 3,4 lần so với khu vực KKTCK. Phạm vi ảnh hƣởng là các khu vực lân cận nhƣ các xã Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hƣng,

và một số xã trên tuyến giao thông Quốc lộ 3. Dự báo mật độ dân số khu vực đến năm 2025 đạt khoảng 389 ngƣời/ km2 gấp 1,4 lần so với hiện nay.

- Về điều kiện KT-XH: Đến năm 2020 khu vực này có mức thu nhập bình quân cao gấp khoảng 2,2 lần so với bình quân chung của toàn khu vực KKTCK, tỷ trọng đóng góp chung cho KKTCK khoảng 22,6%. Trong triển vọng phát triển giai đoạn đến năm 2025 dự báo khu vực này sẽ nâng mức đóng góp khoảng 35% tổng sản phẩm trên địa bàn KKTCK. Thu nhập bình quân đến năm 2020 của khu vực này đạt khoảng 81 triệu đồng gấp 1,95 lần so với trung bình chung của KKTCK.

Khu vực có điều kiện địa hình rộng và bằng phẳng thuận lợi để bố trí các khu vực chức năng tƣơng đối đồng bộ bao gồm:

+ Khu cửa khẩu: Quy mô khoảng 200ha bao gồm các chức năng hạ tầng cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát đối với phƣơng tiện, hàng hóa khi xuất, nhập qua biên giới... Bố trí các công trình: Cửa Quốc môn, trạm kiểm soát liên hợp, hải quan - thuế, kiểm dịch, bãi đỗ xe gần trạm kiểm soát....

+ Cụm công nghiệp: Bố trí ở khu vực giáp thị trấn Tà Lùng đảm bảo thuận lợi về kết nối hạ tầng giao thông và các hạ tầng kỹ thuật khác.

+ Khu đô thị: Gồm thị trấn Hòa Thuận và thị trấn Tà Lùng: Phát triển theo hƣớng hình thành các đô thị trƣớc mắt là loại V (khi có điều kiện sẽ phát triển lên đô thị loại IV) quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 13.000 - 15.000 ngƣời mật độ dân số đạt 400 - 450 ngƣời/km2.

+ Khu Trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, chợ cửa khẩu: Bố trí các công trình thƣơng mại, dịch vụ, các gian hàng hội chợ, triển lãm; xây dựng các cơ quan, văn phòng đại diện của các công ty, doanh nghiệp.

*. Trọng điểm ưu tiên thứ 2: Khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh gồm thị trấn Hùng Quốc và xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh

Khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh bao gồm cả thị trấn Hùng Quốc giai đoạn từ 2011-2015 và giai đoạn 2015-2020 đƣợc tỉnh xác định là khu vực trọng

điểm đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng để từng bƣớc hình thành Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc).

- Quy mô khu vực: 3.887ha. Dân số hiện trạng là 6.783 ngƣời. Mật độ dân số đạt 174 ngƣời/km2 gấp 2,2 lần so với mật độ chung của KKTCK. Phạm vi ảnh hƣởng của khi vực là các xã dọc trục tỉnh lộ 205 và các xã lân cận khu vực.

- Về điều kiện KTXH: Giai đoạn đến năm 2025 dự báo khu vực này sẽ nâng mức đóng góp khoảng 21% tổng sản phẩm trên địa bàn KKTCK. Thu nhập bình quân đến năm 2025 của khu vực này đạt khoảng 63 triệu/ngƣời đồng gấp 1,34 lần so với trung bình chung của KKTCK.

*. Trọng điểm ưu tiên thứ 3: Khu vực cửa khẩu Sóc Giang và thị trấn Xuân Hoa, xã Sóc Hà, Nà Xác huyện Hà Quảng.

Khu vực CK tập trung đầu tƣ hạ tầng đảm bảo theo hƣớng đồng bộ, giao thông thông suốt tới khu vực Nà Po gắn kết tuyến giao thông nối từ Nam Ninh qua Nà Po đến khu vực phía Đông Nam của Vân Nam. Trƣớc mặt tập chung khai thác các hoạt động thƣơng mại giữa các địa phƣơng giáp biên.

Tại trung tâm CK Sóc Giang: Với lợi thế là gần sát với khu di tích lịch sử Pác Bó, vì vậy định hƣớng phát triển bao gồm đẩy mạnh hoạt động thƣơng mại gắn với phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng đến hợp tác phát triển du lịch với đối tác Trung Quốc, lập các tour du lịch hai chiều giữa các địa phƣơng khu vực giáp biên.

- Quy mô khu vực: 8.548ha. Dân số hiện trạng là 7.908 ngƣời. Mật độ dân số đạt 92,5ngƣời/km2 gấp 1,2 lần so với mật độ chung của KKTCK. Phạm vi ảnh hƣởng của khi vực là các xã dọc trục tỉnh lộ 203 và các xã lân cận khu vực.

- Về điều kiện KT- XH: Trong triển vọng phát triển giai đoạn đến năm 2025 dự báo khu vực này sẽ nâng mức đóng góp khoảng 7,6% tổng sản phẩm trên địa bàn KKTCK. Thu nhập bình quân đến năm 2025 của khu vực này đạt

khoảng 49,2 triệu/ngƣời đồng gấp 1,05 lần so với trung bình chung của KKTCK.

b) Tổ chức các tuyến kết nối các động lực phát triển

- Tuyến kết nối Thành phố Cao Bằng - thị trấn Quảng Uyên- Khu cửa khẩu Tà Lùng: Đây là tuyến kết nối động lực quan trọng gắn kết các địa bàn trọng điểm của tỉnh Cao Bằng với địa bàn trọng điểm của KKTCK. Ƣu tiên của tuyến hành lang này là nâng cấp hạ tầng giao thông, các điểm trung chuyển hàng hóa, đồng thời phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho các loại hoạt động thƣơng mại nhƣ vận tải, bốc xếp hàng hóa, XNK, đo lƣờng và kiểm tra...

- Tuyến kết nối Thanh phố Cao Bằng - Khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh (dọc quốc lộ 34): Tuyến hành lang có triển vọng phát triển khi các hoạt động trao đổi thƣơng mại với khu vực phía tây Quảng Tây đƣợc gia tăng. Đặc điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)