1.1.3 .Các loại hình kinh tế cửa khẩu
3.3. Một số giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao
3.3.3. Nhóm giải pháp về cải cách hành chính, kiểm tra, giám sát và hợp tác quốc
tác quốc tế
3.3.3.1 Đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu; thu hút đầu tư tại cửa khẩu.
Cải cách hành chính đƣợc Đảng, Nhà nƣớc xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lƣợc để đƣa nƣớc ta phát triển nhanh, bền vững. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trƣơng, Nghị quyết của Đảng, trên cơ sở Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, tầm nhìn đến năm 2020. Trong công tác quản lý nhà nƣớc đôi với KKTCK tỉnh Cao Bằng cần có các giải pháp cụ thể, thiết thực để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trƣờng thuận lợi nhất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến thu hút đầu tƣ, đất đai, xây dựng, xuất nhập khẩu…Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan dân cƣ.
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh và các đơn vị trực thuộc tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện rà soát, loại bỏ các trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng, ban liên quan. Chỉ đạo rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến thẩm quyền của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng, trong đó chú ý kiến việc giảm thời gian giải quyết ít nhất là 30%.
ác dịch vụ công trực tuyến; xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử. Khuyến khích sử dụng phƣơng thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin; xây dựng cổng thông tin và mạng hành chính điện tử liên thông tới các đơn vị.
Kết hợp việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin với việc thực hiện cải cách hành chính trong Ban quản lý Khu kinh tế và các đơn vị trực thuộc và việc thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO. Phấn đấu đến hết năm 2020 các dịch vụ công của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đƣợc cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới ngƣời dân, doanh nghiệp đƣợc cung cấp ở mức độ 4.
Đầu tƣ xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng mạng, đẩy mạnh tin học hóa, hoàn thiện hệ thống tổ chức phục vụ tin học hóa hành chính và hoàn thiện cơ sở pháp lý. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vai trò quan trọng của tin học. Đào tạo đội ngũ nhân lực để phục vụ cho tin học. Có chính sách khuyến khích đầu tƣ, phát huy tiềm năng, thế mạnh hiện có, coi công nghệ thông tin là động lực cho phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, tăng cƣờng thƣơng mại dịch vụ, tạo động lực thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng bền vững.
3.3.3.2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và nhân dân về khu kinh tế cửa khẩu
Thực tiễn cho thấy, việc đề cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân nói chung và các hoạt động của KKTCK nói riêng có quan hệ mật thiết, không thể tách rời và là nội dung quan trọng trong bối cảnh Đảng và Nhân dân ta đang đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng ở tầm chiến lƣợc về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc.
Vì vậy để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và nhân dân về KKTCK, trƣớc hết cần xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch, quy hoạch, chiến lƣợc, hệ thống văn bản quản lý, thúc đẩy phát triển KKTCK một cách công khai, minh bạch, xin ý kiến nhân dân những vấn đề quan trọng. Đồng thời chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp và nhân dân về các chủ trƣơng trên bằng cách cung cấp đầy đủ nhất thông tin cho họ, giúp mỗi ngƣời nhận thức đầy đủ về các quyền, nghĩa vụ của mình, các chuẩn mực quy định pháp luật, chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu, giới hạn hành vi đƣợc thực hiện hay không đƣợc thực hiện để từ đó tự giác tuân thủ, chấp hành và tổ chức thi hành các hoạt động để thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu.
3.3.3.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát, thẩm định, kiểm tra và thanh tra
Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả cơ chế giám sát, thẩm định, kiểm tra và thanh tra công tác quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK tỉnh Cao Bằng là công tác thƣờng xuyên, liên tục và là một trong những đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn. Để làm tốt đƣợc công tác này, ngoài việc cần cần khắc phục những
bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật về cơ chế giám sát, thẩm định, kiểm tra và thanh tra, cần tạo các điều kiện phù hợp về con ngƣời, về cơ sở vật chất và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Xây dựng các quy chế giám sát các hoạt động trong KKTCK đảm bảo sát với thực tế, dễ thực hiện, nhất là công tác phối hợp trong quản lý, giám sát xuất nhập khâu hàng hóa, thu thuế, phí, lệ phí.
Việc thẩm định, giải quyết các thủ tục liên quan đến đầu tƣ, xây dựng, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KKTCK cần công khai, minh bạch, xây dựng cơ chế kiếm tra, giám sát bảo đảm các hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Công tác kiểm tra và thanh tra cần chấp hành nghiêm quy chế; bố trí thời gian thanh tra trực tiếp hợp lý, không gây ảnh hƣởng đến hoạt động của đơn vị; kết luận khách quan, chính xác, rõ ràng các ƣu điểm, sai phạm. Đồng thời tăng cƣờng theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận, quyết định thanh tra; Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai kiểm tra và thanh tra, ngành thanh tra phải thƣờng xuyên họp đoàn để rút kinh nghiệm cũng nhƣ tìm phƣơng án xử lý thích hợp nhất, đảm bảo chất lƣợng các cuộc kiểm tra và thanh tra…Về bộ máy tổ chức thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK cần đƣợc kiện toàn, bố trí, sắp xếp hợp lý.
3.3.3.4. Tận dụng cơ hội hợp tác quốc tế
Phát triển các KKTCK đã đem lại nhiều mặt tích cực, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế xã hội của cả hai nƣớc Việt Nam – Trung Quốc nói chung và trƣớc hết là ở các tỉnh biên giới nhƣ Cao Bằng và Quảng Tây nói riêng. Với những lợi ích do các KKTCK đem lại là to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội và nhiều lĩnh vực khác. Song sự phát triển của các KKTCK chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu giao lƣu kinh tế của hai nƣớc, nhất là đối với Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó là do hai quốc gia còn có qua ít các hiệp định kinh tế – thƣơng mại song phƣơng. Nội
dung các hiệp định đã ký kết còn hạn hẹp, gò bó, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của quan hệ hợp tác hiện tại và trong tƣơng lai. Hơn nữa, việc triển khai thực hiện các hiệp định trên còn chậm.
Muốn phát triển các KKTCK biên giới, chúng ta phải xây dựng đƣợc các chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch cụ thể, và tất cả những điều đó phải dựa trên cơ sở những hiệp định hợp tác ký kết giữa hai bên. Mặc dù có những sự thay đổi tích cực trong các hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc nhƣng vẫn ở tình trạng bấp bênh, không ổn định, lúc tăng lúc giảm gây nhiều bất lợi cho ta. Nguyên nhân do hạn chế về ký kết và thực hiện các hiệp định, mặt khác nguyên nhân này cũng làm cho các chính sách kinh tế của nƣớc ta với Trung Quốc thiếu linh hoạt, uyển chuyển, bổ sung không kịp thời, các địa phƣơng, doanh nghiệp thiếu tính chủ động trong trao đổi buôn bán, dẫn đến “mất trật tự” trong quan hệ buôn bán qua biên giới. Ngoài ra chính việc thiếu các hiệp định, khung pháp lý cần thiết cho các hoạt động cũng là nguyên nhân sâu xa tác động làm cho việc đầu tƣ vào các cơ sở hạ tầng còn kém xa so với đòi hỏi thực tế bởi chúng ta không dám mạnh dạn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng.
Do đó giảp pháp tăng cƣờng ký kết các hiệp định kinh tế giữa hai bên là vô cùng quan trọng. Các hiệp định đó phải đảm bảo các nguyên tắc có lợi, không làm thiêt hại cho bên đối tác, phải tuân theo các tập quán và thông lệ.