Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 79 - 84)

1.1.3 .Các loại hình kinh tế cửa khẩu

2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK tỉnh Cao Bằng còn có những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, việc lập các quy hoạch chung xây dựng trong KKTCK tỉnh Cao Bằng triển khai còn chậm, quản lý quy hoạch còn bất cập Quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong KKTCK trƣớc đây đƣợc xây dựng đồng bộ. Tuy nhiên, sau 4 năm kể từ khi KKTCK tỉnh Cao Bằng chính thức đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thành lập, hiện nay mới đang xây dựng quy hoạch chung xây dựng KKTCK là chậm, dẫn đến quy hoạch chi tiết các khu chức năng cũng chậm theo, làm mất đi cơ hội thu hút vốn đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng ít nhất là 02 năm đầu, ảnh hƣởng đến quá trình đầu tƣ phát triển của KKTCK. Ngoài ra, trong công tác quản lý quy hoạch còn có những yếu kém, bất cập và chồng chéo giữa vai trò chức năng quản lý của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh với chính quyền địa phƣơng; nhận thức của ngƣời dân chƣa cao nên khó khăn trong công tác quản lý quy hoạch và giải phóng mặt bằng các khu chức năng.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã nghiên cứu, xây dựng và sớm ban hành một số cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc đối với KKTCK, trong đó đặc biệt là chính sách ƣu đãi, thu hút đầu tƣ vào KKTCK. Tuy nhiên, các chính sách này sau một thời gian triển khai thực hiện đã có một số tồn tại, bất cập, không phù hợp với chính sách của Trung ƣơng ban hành, cần đƣợc cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết. Ví dụ nhƣ: Ngày 20 tháng 10 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng Ban hành Quyết định số 25/2016/QĐ- UBND quy định ký quỹ đảm bảo thực hiện đầu tƣ các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo đó tại điểm b, khoản 1, Điều 6, Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ghi “ Giảm 50% số tiền ký quỹ đối với dự án đầu tƣ thuộc ngành, nghề đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Nhƣng theo điểm b, khoản 6, Điều 27, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ thì “ Giảm 50% số tiền ký quỹ đối với dự án đầu tƣ thuộc ngành, nghề đặc biệt ƣu

đãi đầu tƣ; dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tƣ thuộc ngành, nghề ƣu đãi đầu tƣ thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; dự án đầu tƣ thực hiện trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, kể cả dự án đầu tƣ xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao, khu kinh tế”. Việc cắt giảm và bó buộc điều kiện nhƣ trên khiến các dự án đầu tƣ không đƣợc miễn giảm theo đúng quy định của Chính phủ, hơn nữa ngoài các dự án đầu tƣ trong Khu kinh tế thì tại phụ lục II, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì tỉnh Cao Bằng thuộc địa bàn KT-XH đặc biệt khó khăn.

Do đó, có thể nói chính sách do tỉnh Cao Bằng ban hành đối với KKTCK tỉnh Cao Bằng là còn khó khăn, bất cập nhƣng vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng KKTCK còn thiếu đồng bộ, một số công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chƣa đƣợc đầu tƣ. Mặc dù cơ sở hạ tầng KKTCK trong thời gian qua đã đƣợc quan tâm quy hoạch và đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên do nhu cầu lớn, suất đầu tƣ cao, chủ yếu đƣợc đầu tƣ từ nguồn NSNN, trong khi nguồn vốn NSNN các cấp còn hạn chế, nên đến nay nhiều khu chức năng trong KKTCK đã đƣợc quy hoạch nhƣng vẫn đang còn đang trên giấy, trên bản vẽ, hạ tầng kỹ thuật chƣa đƣợc đầu tƣ. Một số khu chức năng quan trọng cần khẩn trƣơng hoàn thiện để phục vụ các hoạt động của KKTCK nhƣ một số nhà Trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Pò Peo, Hạ Lang, Sóc Giang chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng, hệ thống công kiểm soát tại các cửa khẩu, các công trình hạ tầng thiết yếu khác nhƣ: Giao thông, cấp điện, cấp nƣớc… Do hạ tầng cơ sở KKTCK tỉnh Cao Bằng còn thiếu và yếu, chƣa đồng bộ nên chƣa tạo đƣợc sự hấp dẫn thu hút đầu tƣ, phát triển sản xuất, kinh doanh thƣơng mại và các loại hình dịch vụ. Vì vậy, tăng trƣởng tại KKTCK này thực chất vẫn là nhờ vào nguồn hàng hoá ở các địa bàn khác thông quan qua KKTCK.

Thứ tư, thu hút đầu tƣ vào KKTCK tỉnh Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù UBND tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cố gắng xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tƣ vào KKTCK tỉnh Cao Bằng, nhƣng thu hút đầu tƣ vào KKTCK vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tính đến tháng 6/2018, KKTCK Cao Bằng chƣa có cơ hội tiếp cận dự án FDI lớn. Lĩnh vực thu hút FDI của tỉnh Cao Bằng chủ yếu là công nghiệp nhẹ, kinh doanh kho bãi. Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng, khó khăn lớn nhất trong công tác thu hút vốn FDI của địa phƣơng hiện nay là Tỉnh không có cơ hội đƣợc tiếp cận và lựa chọn các dự án đầu tƣ thực sự chất lƣợng cao, vốn đầu tƣ lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, các dự án thu hút đƣợc trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua đa phần là các dự án có quy mô nhỏ và trung bình, đóng góp ít vào ngân sách nhà nƣớc. Điều đó cho thấy KKTCK tỉnh Cao Bằng chƣa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu tƣ vì nhiều lý do nhƣ: cơ chế chính sách chƣa có những ƣu đãi đột phá lại thiếu ổn định, vị trí địa lý và khả năng kết nối giao thông với các trung tâm kinh tế lớn còn hạn chế.

Thứ năm, việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng trong một số lĩnh vực còn thiếu nhất quán, cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc tại KKTCK tỉnh Cao Bằng chƣa thực sự thống nhất và hiệu quả. Việc phân cấp, ủy quyền cho BQL KKT trong một số lĩnh vực chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, nhất quán do có sự không thống nhất với quy định của pháp luật chuyên ngành, chƣa đƣợc các Bộ, ngành hƣớng dẫn chi tiết nên rất khó phát huy đƣợc hiệu lực, hiệu quả, cụ thể: Theo Nghị định 29/2008/NĐ- CP của Chính phủ thì Ban Quản lý Khu kinh tế là cơ quan thuộc sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh và chịu sự hƣớng dẫn về chuyên môn của các Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Tuy nhiên, Ban Quản lý Khu kinh tế không thuộc hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nƣớc (4 cấp) do Thủ tƣớng Chính phủ thành lập. Nếu thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo Nghị định 29/2008/NĐ- CP và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan thì sẽ bao trùm lên chức

năng, nhiệm vụ của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Nếu không thực hiện ủy quyền đồng bộ và toàn diện thì hoạt động của Ban quản lý lại kém hiệu quả so với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định, các Ban quản lý đƣợc xếp hạng I đƣợc phép thành lập Thanh tra để tăng cƣờng trách nhiệm quản lý trong các lĩnh vực xây dựng, môi trƣờng, lao động,… trong các KCN, KKT. Tuy nhiên, Luật Thanh tra lại không quy định chức năng Thanh tra của Ban quản lý dẫn đến hoạt động thanh tra Ban Quản lý Khu kinh tế gặp nhiều khó khăn, không thể xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện doanh nghiệp trong KKTCK vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động. Ngoài ra còn một số vƣớng mắc khác trong phân cấp ủy quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế với các sở, ngành tại địa phƣơng trong các lĩnh vực xây dựng, tài nguyên môi trƣờng, lao động. Sự phối hợp quản lý giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện biên giới và Ban quản lý Khu kinh tế trong QLNN đối với KKTCK tỉnh Cao Bằng có lúc còn thiếu nhịp nhàng, bất cập, còn nhiều chồng chéo, tầng nấc, nhất là trong quản lý quy hoạch, xây dựng, quản lý đất đai, tài nguyên - môi trƣờng, công tác cấp chứng nhận đầu tƣ, thông tin tuyên truyền, xúc tiến thƣơng mại,... là nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với KKTCK tỉnh Cao Bằng, tác động ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động của KKTCK trên nhiều lĩnh vực.

Thứ sáu, Trong thời gian vừa qua giữa tỉnh Cao Bằng và các địa phƣơng cũng nhƣ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã ký kết nhiều hợp tác để thúc đẩy phát triển kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, các thỏa thuận này khi triển khai thực hiện phía Cao Bằng gặp nhiều khó khăn, chƣa triển khai thực hiện đầy đủ các cam kết do khó khăn về nguồn lực đầu tƣ và thiếu các chủ trƣơng, hƣớng dẫn của cấp trên. Ví dụ nhƣ: Thực hiện thỏa thuận về việc xây dựng tuyến hành lang kết nối giao thông đƣờng bộ từ các tỉnh tây nam Trung Quốc qua cửa khẩu Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng để đi ASEAN và quốc tế thông qua

cảng Hải Phòng, phía Trung Quốc đã đầu tƣ đƣờng cao tốc ra đến cửa khẩu Long Bang (đối diện là cửa khẩu Trà Lĩnh), tuy nhiên hiện nay tuyến đƣờng cao tốc từ cửa khẩu Trà Lĩnh đến Đồng Đăng – Lang Sơn để kết nối vào cao tốc Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng hiện nay vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng do thiếu nguồn vốn đầu tƣ. Hoặc nhƣ thỏa thuận về việc xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc), do hiện nay đề án tổng thể chung xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam và Trung Quốc chƣa đƣợc Chính phủ hai nƣớc phê duyệt nên việc triển khai các bƣớc để xây dựng khu hợp tác gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc xây dựng cơ chế chính sách hoạt động của khu hợp tác là thẩm quyền quyết định của Trung ƣơng.

Thứ bảy, Nhƣ đã nêu ở trên, Cao Bằng là một tỉnh miền núi, biên giới với điều kiện KT-XH của tỉnh hết sức khó khăn, cách xa các trung tâm kinh tế - thƣơng mại lớn của cả nƣớc, hệ thống giao thông chỉ có đƣờng bộ nên việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng các KKTCK còn chậm so với kế hoạch và nhu cầu phát triển, cũng nhƣ hoạt động thƣơng mại, thu hút các nhà đầu tƣ còn nhiều hạn chế. Do đó KKTCK tỉnh Cao Bằng có tính cạnh trang kém hơn so với các KKTCK của các tỉnh lân cận nhƣ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)