7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
Nội dung chủ yếu của QLNN trong ngành du lịch ở nước ta được quy định tại chương 1, Điều 10 Luật du lịch 2005 như sau:
Thứ nhất, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.
Công việc này hướng tới mục tiêu và nhiệm vụ đưa ra là xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo cho sự phát triển ngành một cách bền vững.
Nhà nước có chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển và xúc tiến du lịch với mục tiêu trước mắt và lâu dài như: tuyên truyền, quảng bá, đào tạo, khai thác tiềm năng, định hướng phát triển vùng, miền phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng miền đó và triển khai công nghệ tiên tiến trong ngành thông qua tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và du lịch.
Để thực hiện tốt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đề ra, trước hết nhà nước sẽ dựa vào các định hướng đó mà hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý cần thiết. Đồng thời hỗ trợ cho du lịch phát triển như: miễn thị thực xuất nhập cảnh, giảm thuế trong kinh
doanh du lịch... Ngoài ra việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình tại các điểm du lịch, khu du lịch phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và có ý kiến thỏa thuận của cơ qan QLNN có thẩm quyền.
Thứ hai, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản VPPL về du lịch nhằm để điều hành và quản lý thống nhất các hoạt động du lịch, quản lý các quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, của cá nhân, tổ chức và các đối tượng kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn quốc.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật du lịch 2005, các pháp lệnh về du lịch, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ VHTT & DL, Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch là cơ sở pháp lý để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch và cũng là cơ sở kinh doanh hoạt động hợp pháp của tất cả các cá nhân, tổ chức và đối tượng kinh doanh du lịch ở nước ta.
Thứ ba, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.
Tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết cho cán bộ công chức và người lao động trong ngành du lịch nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, phát huy mọi tiềm năng để nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách đưa du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
Phối hợp với các địa phương tổ chức phổ biến luật du lịch, các văn bản hướng dẫn thi hành của nhà nước được áp dụng nhanh chóng, chính xác cho các đối tượng liên quan trong ngành. Trước hết phải có sự tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về du lịch một cách tích cực, thường xuyên.
Hình thành diễn đàn trao đổi thông tin quản lý của ngành, những thông tin liên quan đến ngành du lịch phải được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan QLNN về du lịch, thông qua những kinh nghiệm về phát triển du lịch với việc tuân thủ các cam kết khi gia nhập, quy tắc và luật lệ của WTO trên mạng thông tin ngành du lịch.
Thứ tư, tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
NNL là yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch. Cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL luôn được NN quan tâm và thực hiện phải thường xuyên, liên tục.
Thực hiện hiệu quả sâu rộng quá trình xã hội hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, các đối tượng trong nước và ngoài nước tham gia đào tạo, phát triển NNL.
Nhà nước có chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức và các đối tượng tham gia vào lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNL, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong chương trình du lịch nhằm phục vụ phát triển du lịch nhanh chóng và hiệu quả như các đề tài về khoa học phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất rau sạch vào phục vụ ngành du lịch.
Thứ năm, tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định không gian 7 vùng du lịch đặc trưng, 46 khu du lịch quốc gia, 40 điểm du lịch quốc gia và 12 đô thị du lịch. Cho đến nay, 4/7 vùng du lịch, 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đã có quy hoạch phát triển du lịch. Nhiều tỉnh đã điều chỉnh hoặc lập mới quy hoạch theo quan điểm mới của chiến lược. Hầu hết các khu, điểm du lịch quan trọng cũng đã có quy hoạch. Có thể nói, hệ thống quy hoạch phát triển du lịch trên phạm vi cả nước đã hình thành cơ bản và là cơ sở định hướng quan trọng cho hoạt động du lịch ở mọi cấp.
Tuy nhiên, qua đánh giá cho thấy thực tế ở hầu hết các nơi hoạt động du lịch không diễn ra theo đúng quy hoạch. Nhiều quy hoạch chỉ tồn tại trên giấy mà ít được thực thi trong thực tế. Hầu hết các quy hoạch vẽ ra bức tranh khá lạc quan về các chỉ tiêu phát triển nhưng cũng rất ít quy hoạch đạt được mục tiêu đề ra.
Vì vậy, QLNN về du lịch ở nội dung này chính là chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch. Để quy hoạch phát triển du lịch hiệu quả không thể chủ
quan, chủ yếu dựa trên “cái mình có” về tiềm năng tài nguyên du lịch mà phải thực sự bám sát vào nhu cầu và xu hướng thị trường, hay nói đúng hơn là để “dọn đường” cho cung và cầu gặp nhau.
Mặt khác, việc quản lý quy hoạch phát triển du lịch ở mọi cấp phải thực hiện đến nơi đến chốn. Do tính chất đặc thù của ngành du lịch mà quy hoạch du lịch phụ thuộc nhiều vào quy hoạch các ngành khác. Nếu không có quan điểm, tầm nhìn đúng đắn trong quản lý quy hoạch thì quy hoạch phát triển du lịch luôn bị tác động, làm biến dạng bởi quy hoạch các ngành khác. Thực tế cho thấy nhiều khu, điểm du lịch đã được đưa vào quy hoạch nhưng đồng thời lại cho triển khai các dự án phát triển công nghiệp, khai khoáng, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng...vì mục tiêu trước mắt đã làm phá vỡ không gian du lịch và hủy hoại tài nguyên du lịch.
Thứ sáu, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với pháp luật mỗi bên, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển du lịch, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
Nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các hiệp định về hợp tác du lịch song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.
Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch với các hình thức linh hoạt như: tham gia các hội chợ quốc tế về du lịch, khuyến khích doanh nghiệp du lịch tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, thành lập các văn phòng đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các chương trình giới thiệu ẩm thực Việt Nam, giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam và các sự kiện mang tính quốc tế như: các cuộc thi hoa hậu thế giới, hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu toàn cầu v.v...
Thứ bảy, quy định tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN về du lịch.
Chính phủ thống nhất QLNN về du lịch. Điều này nhằm đảm bảo những nhiệm vụ và quyền hạn như: trình Quốc hội, UBTVQH dự án luật, pháp luật về du lịch; ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch trong và ngoài nước, các VBVPPL khác về du lịch; phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch.
Cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN; chủ trì, phối họp với các cơ quan NN trong việc thực hiện.
Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan QLNN về du lịch ở Trung ương trong việc thực hiện QLNN về du lịch và tạo điều kiện để phát triển du lịch như: trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết, Nghị định, Quyết định; tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch: nghiên cứu, cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của DN du lịch nước ngoài tại Việt Nam, v.v...
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện QLNN về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu đu lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch. Trong quá trình thực hiện các cơ quan chuyên môn này, căn cứ theo sự phân công của cơ quan NN có thẩm quyền chủ động, phối hợp với các cơ quan NN khác nhằm thực hiện tốt chức năng cũng như nhiệm vụ quản lý của mình.
Thứ tám, cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
Hoạt động cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận là một trong những hoạt động chung ở mọi lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của NN nhằm quản lý xã hội. Du lịch cũng vậy, NN có chính sách và biện pháp phù hợp để các cá nhân, tổ chức hoạt động du lịch bền vững có xu hướng phát triển dựa trên các VBVPPL và các văn bản pháp lý.
Các cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh du lịch phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của ngành. Ở từng lĩnh vực sẽ có các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể
tương ứng với lĩnh vực đó. Hơn nữa, các điều kiện, tiêu chuẩn này được NN ban hành và thống nhất trên phạm vi của cả nước và là thước đo để xem xét, cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch. Ngoài ra còn có các ngành, nghề kinh doanh du lịch khác như: kinh doanh lữ hành; kinh doanh lưu trú...và các dịch vụ kinh doanh du lịch khác.
Các cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động du lịch phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, được NN bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.
Thứ chín, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
Điều 1, Nghị định 47/2001/NĐ-CP ngày 10/08/2001 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và tổ chức của thanh tra du lịch đã nêu: “Thanh tra du lịch là tổ chức thanh tra NN chuyên ngành về du lịch, có chức năng thanh tra trên các lĩnh vực hoạt động du lịch, bao gồm quản lý NN về du lịch; kinh doanh du lịch; bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên và tài sản quốc gia trong du lịch; xúc tiến, họp tác quốc tế về du lịch; khách du lịch và cộng đồng du lịch khác”. Chính vì vậy, thanh tra du lịch thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về du lịch trong việc kiểm tra sự chấp hành pháp lệnh du lịch và các quy định của pháp luật về du lịch bao gồm: Tổng cục du lịch, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thanh tra du lịch ở Trung ương và địa phương, BND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các VPPL về du lịch theo thẩm quyền.