Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 81 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:

Một, nhận thức của nhiều cơ quan nhà nước chưa đổi mới. Phần lớn vẫn tồn tại quan niệm cho rằng du lịch là hoạt động vui chơi, giải trí của một số người có tiền, chưa nhận

Hai, trong xu thế hội nhập, du lịch Bến Tre đang trong điều kiện phát triển mạnh mẽ nhưng công tác đầu tư cho xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch chưa được đầu tư đúng mức, hiệu quả chưa cao;

Ba, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, một số dự án đầu tư du lịch chậm triển khai thực hiện; các khu, điểm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc để giữ khách lưu trú dài ngày gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của tỉnh, giảm đi nguồn thu từ khách du lịch;

Bốn, cùng với sự phát triển du lịch của tỉnh, trong những năm gần đây các cơ sở kinh doanh lưu trú mọc lên ào ạt, tuy nhiên công tác quản lý các cơ sở này chưa được thực hiện đến nơi đến chốn gây mất trật tự, mỹ quan của tỉnh mà nhất là các đơn vị kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp và người dân chưa nhận thức đúng về phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa xã hội nên các hoạt động cúng bái, mê tín, xả rác, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn thường xuyên diễn ra và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:

Một, lực lượng lao động trong ngành du lịch còn nhiều hạn chế, vừa mỏng vừa thiếu. Mỏng về số lượng, thiếu về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, có trình độ chuyên môn nên việc triển khai thực hiện công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn, nguồn nhân lực phục vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp; Hai, các văn bản quản lý chưa theo kịp sự vận động và phát triển của xã hội, các quy định chưa thật chặt chẽ, một số cơ quan QLNN triển khai thực hiện không nghiêm làm buông lỏng quản lý dẫn đến còn nhiều tồn tại và hạn chế trong QLNN về du lịch;

Ba, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong việc quản lý hoạt động du lịch còn thiếu đồng bộ, khép kín. Du lịch là hoạt động mang tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao, vì vậy để quản lý tốt công tác du lịch đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và địa phương nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch hoạt động đúng hướng;

Bốn, nguồn kinh phí xúc tiến du lịch còn ít chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh nên việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn phân tán, thiếu tính chuyên nghiệp;

Năm, chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước chưa đủ đảm bảo cuộc sống của cán bộ, công chức làm công tác du lịch trong khi, áp lực công việc ngày càng cao để theo kịp quá trình đổi mới và phát triển của đất nước. Bên cạnh đó khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, chế độ, lương thưởng của người lao động lại tương đối cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)