Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 80 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, bộ máy QLNN về du lịch chưa ổn định. Tổ chức bộ máy về du lịch địa phương chưa thật sự hoàn thiện, thiếu tính chuyên nghiệp do nhiều lần tách, nhập làm xáo trộn về cơ cấu tổ chức, biến đổi về mặt nhân sự nên công tác quản lý gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc cũng như năng lực, hiệu quả của công tác QLNN;

Thứ hai, trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội: thiếu cán bộ có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, cán bộ

có năng lực còn hạn chế về trách nhiệm. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, giao tiếp và phục vụ du khách;

Thứ ba, hệ thống các văn bản pháp luật chậm hoàn chỉnh gây khó khăn, lúng túng cho địa phương. Luật Du lịch ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, đánh dấu một bước tiến quan trong trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho ngành du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai, thực hiện Luật còn nhiều bất cập do phải chờ đợi các văn bản dưới luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành: Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/06/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch, đến ngày 31/12/2008 Bộ VHTT&DL ban hành Thông tư số 88-89/2008/TT- BVHTTDL hướng dẫn thi hành Nghị định 92/200//NĐ-CP;

Thứ tư, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động du lịch. Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động du lịch chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo, tạo nhiều sơ hở trong quản lý, gây thất thoát trong doanh thu của ngành. Còn để tình trạng núp bóng trong kinh doanh du lịch để các tổ chức, cá nhân thực hiện những dịch vụ kinh doanh nhạy cảm gây bức xúc trong nhân dân và làm xấu đi hình ảnh du lịch Bến Tre trong mắt du khách.

Thứ năm, trong những năm gần đây tình trạng xâm thực mặn ở Bến Tre đã trở nên rất đáng báo động. Đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2015 đầu 2016 hiện tượng nước mặn xâm nhập hàng chục km vào nội đồng và các khu du lịch đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch. Nếu nguồn nước ngọt không được đảm bảo, hiện tượng xâm nhập mặn không được khắc phục kịp thời thì trong tương lai không chỉ ngành nông nghiệp, vấn đề nước sinh hoạt hay các vấn đề an sinh xã hội khác mà ngay cả ngành du lịch Bến Tre cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)