7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Xây dựng thương hiệu “Du lịch xứ Dừa” (thay cho thương hiệu “Du lịch Bến Tre”; Phát triến du lịch dựa vào các loại hình chính và theo thứ tự ưu tiên là du lịch tham quan (miệt vườn - làng quê) và vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử;
Tập trung khai thác nét đặc trưng dựa vào thế mạnh để làm điểm nhấn khác biệt của du lịch “xứ dừa”. Bến Tre chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập làm thu hẹp diện tích trồng các loại cây khác thì cây dừa vẫn thích nghi tốt với điều kiện bất lợi, bên cạnh đó, từ lâu Bến Tre được biết đến với thương hiệu “Dừa” với tất cả các thành phần của cây dừa đều có thể được khai thác sử dụng. Vì vậy du lịch sinh thái dừa là mang con người gần gũi với thiên nhiên. Một trong những lợi thế là “Du lịch đặc biệt vườn dừa” như tham quan, khám phá các giống dừa, trao đổi về kinh nghiệm trồng, lai tạo giống, mở rộng mô hình trồng dừa xen cây ca cao và nuôi tôm, tìm hiểu về văn hóa, thơ ca và công dụng của dừa trong đời sống, xem khỉ leo dừa và biểu diễn thời trang dừa, khai thác “phố dừa” - phố đi bộ với các dịch vụ bán hàng lưu niệm từ dừa và các sản phẩm mỹ phẩm từ dừa phục vụ chăm sóc sức khỏe khách du lịch, ẩm thực dừa về đêm…
Ngoài ra, đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch cộng đồng… đặc biệt chú trọng thị trường khách TP.HCM và các tỉnh lân cận thông qua việc tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, nghỉ dưỡng du lịch, xây dựng các điểm đến hấp dẫn, liên kết các tuyến điểm du lịch, bảo vệ môi trường xanh mát…
Phấn đấu tăng doanh thu du lịch bình quân trên 20%/ năm, tăng lượng khách đến Bến Tre trên 13%/năm. Đến năm 2015, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm 6,96% so với giá trị gia tăng khối dịch vụ; Đến năm 2020, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch