Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của công tác phát triển du lịch trong chiến lược phát triển nền kinh tế quốc dân.

Ngày nay trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hấp dẫn và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân của nền kinh tế ở nhiều quốc gia. Đối

với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Du lịch ngày nay đã là một đề tài hấp dẫn và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu.

Đối với nước ta, việc phát triển du lịch rất phù họp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển mạnh sang các ngành dịch vụ. Phát triển du lịch quốc tế và nội địa trở thành một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, vì ngành du lịch không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. Đảng và Nhà nước rất chú trọng chỉ đạo phát triển du lịch, ngay trong Đại hội VIII đã xác định: phát triển mạnh ngành du lịch, coi du lịch là kinh tế mũi nhọn, một hướng quan trọng ương chiến lược phát triển KTXH của đất nước. Điều này được khẳng định một lần nữa trong Đại hội IX của Đảng: “Đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.

Thứ hai, quản lý về du lịch là một nội dung quan trọng của quản lý kinh tế.

Du lịch được xác định là một ngành kinh tế quan trọng. Phát triển du lịch đem lại nhiều lợi ích: đóng góp vào sự phát triển KTXH của đất nước, tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ, ngân sách của nhà nước tác động tổng hợp tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển hiệu quả.

Nội dung của quản lý kinh tế bao gồm: quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương. Trong đó, du lịch được xem là bộ phận quan trọng nhất, chi phối đến các thành tố khác. Du lịch chính là hoạt động doanh thu của nhà nước (tuy không phải là toàn bộ), nó vừa là tác nhân bên ngoài khi xét về mặt đảm bảo nguồn vật chất để duy trì hoạt động của nhà nước, vừa là thực thể bên trong khi xét về mặt nội dung hoạt động doanh thu. Do đó, cải cách QLNN trên lĩnh vực du lịch vừa là công cụ vừa là mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước, thể hiện trên các mặt sau:

Một là, du lịch cung cấp nguồn thu để duy trì bộ máy nhà nước. Du lịch phát triển thì đời sống được cải thiện; ngược lại, nếu du lịch không phát triển thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bộ máy nhà nước. Quản lý du lịch hiệu quả sẽ tạo nền tảng cho ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phân bổ nguồn lực công hợp lý, đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế.

Hai là, hoạt động du lịch chính là hoạt động của nhà nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà nhà nước dần từ bỏ việc sử dụng các công cụ hành chính để can thiệp vào hoạt động KTXH thì việc sử dụng doanh thu lĩnh vực du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cải cách hành chính nhà nước, cả về quan hệ trực tiếp và gián tiếp. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô hiện nay, Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách xã hội để thực hiện được những mục tiêu đã đưa ra.

Thứ ba, xuất phát từ những hạn chế, yếu kém trong quản lý phát triển du lịch hiện nay

Tuy nền kinh tế của nước ta trong những năm qua có bước phát triển khá nhanh, nhưng nhìn chung hạ tầng cơ sở yếu, các điều kiện về vật chất kỹ thuật còn thiếu và kém đồng bộ là những trở ngại lớn đối với việc khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

Mức sống và trình độ dân trí của người dân nhìn chung còn thấp. Vì vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ tài nguyên cũng như việc khai thác phục vụ mục đích du lịch.

Các thể chế, chính sách phát triển còn thiếu. Hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên kém đồng bộ đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên và giải quyết các bất đồng giữa các ngành và các thể chế trong quản lý lãnh thổ có tài nguyên trong khai thác phục vụ phát triển KTXH nói chung và phát triển du lịch nói riêng.

Xuất phát từ những tồn tại hạn chế trên nên đòi hỏi việc quản lý và điều hành lĩnh vực về du lịch ở các địa phương cần được quan tâm chú trọng hơn nữa. Có như thế mới phát huy được sức mạnh lợi thế của từng vùng, địa phương và góp phần vào việc điều hành quản lý phát triển du lịch có hiệu quả.

Thứ tư, quản lý phát triển du lịch là tất yếu khách quan đảm bảo trách nhiệm quản lý trong việc phát huy nguồn lực quốc gia

Trách nhiệm quản lý phát triển du lịch đóng vai trò thiết yếu để nâng cao hiệu quả quản lý. Trách nhiệm ở đây hàm chứa cả trách nhiệm người có thẩm quyền trong việc quản lý điều hành phát triển du lịch.

Trong tình hình nước ta hiện nay, quản lý du lịch không chỉ là một yêu cầu cấp thiết để thực thi, bảo đảm quyền lợi của ngành trong quá trình tham gia quản lý du lịch, mà quan trọng hơn nữa, chính là một giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần phát triển ngành du lịch của đất nước một cách hiệu quả hơn, làm trong sạch bộ máy và củng cố niềm tin của ngành đối vói nhà nước.

Ở Việt Nam tính quản lý du lịch vẫn còn một số điếm cần khắc phục:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn hiện nay. Pháp luật chưa vươn tới điều chỉnh đầy đủ được các quan hệ phát sinh về trách nhiệm quản lý theo nguyên tắc đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.

Thứ hai, vai trò quản lý của các cơ quan tham gia quy hoạch, kế hoạch và các đề án phát triển du lịch chưa được làm rõ ràng cũng như trong việc cằn nâng cao năng lực và khả năng phối hợp của các cơ quan này.

Thứ ba, trách nhiệm trong quản lý nguồn lực phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức tại một số cơ quan, đơn vị. Vì vậy, hiệu quả sử dụng và áp dụng pháp luật chưa cao.

Xuất phát từ những hạn chế trên để hoàn thiện hiệu quả quản lý du lịch cần tăng cường trách nhiệm trong quản lý nguồn lực du lịch, cải cách khung pháp lý phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý và phát triển du lịch trong đó phải làm rõ những vai trò, trách nhiệm của nguồn lực du lịch của quốc gia.

Cần có sự kết hợp đồng bộ giữa việc cải cách chính sách, thủ tục hành chính, tăng tính hiệu quả du lịch và nâng cao trách nhiệm trong quản lý và sử dụng nguồn lực hợp lý nhằm góp phần phát huy nguồn lực phát triển du lịch của quốc gia nói chung và của Bến Tre nói riêng một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)