Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 92 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý

UBND tỉnh cần tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy giúp việc quản lý nhà nước về du lịch ở Bến Tre. Cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế quan trọng. Trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn theo luật định và căn cứ vào hoạt động quản lý nhà nước tỉnh Bến Tre cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ và kinh nghiệm cao; đồng thời chú trọng kiện toàn tổ chức, nhân sự quản lý nhà nước về du lịch các cấp.

Tiếp tục triển khai Chỉ thị 09/CT-TU nhằm củng cố và nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch. Sở VHTT&DL trình UBND tỉnh để có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu rõ được tầm quan trọng của ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều nguồn thu cho GDP của tỉnh, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho rất nhiều lao

động địa phương; du lịch là ngành kinh tế không khói, là “con gà đẻ trứng vàng” của tỉnh chứ không đơn thuần chỉ là hoạt động vui chơi, giải trí, đi du lịch của những người có tiền nữa. Đồng thời hướng dẫn người dân tham gia loại hình du lịch cộng đồng…

Sở VHTT&DL nên hình thành Phòng (tổ) phát triển sản phẩm, (tổ) phòng phát triển thị trường giúp cho các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch phát triển; Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án hạ tầng xã hội có tác động trực tiếp phát triển du lịch, đến các vùng quy hoạch du lịch, tạo động lực thu hút và thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như: đường tỉnh 883, 884, 885, 886, hệ thống cầu, đường thuộc quốc lộ 57. Các địa phương xây dựng hệ thống giao thông nhánh đến các vùng quy hoạch du lịch thông qua việc vận động doanh nghiệp, nhân dân cùng làm.

UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành có liên quan như Công an, Quân đội, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp… phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch:

Đối với ngành Công an: có chương trình kế hoạch phối hợp để xây dựng mạng lưới đảm bảo an ninh và an toàn du lịch, không chỉ riêng trong mạng lưới ngành du lịch mà cả trong chính quyền cơ sở các cấp và trong nhân dân đều thông suốt thực hiện. Phối hợp ngành Công an tập huấn lực lượng bảo vệ thường trực tại các khu, điểm tham quan du lịch, để giữ gìn trật tự an toàn các điểm tham quan du lịch và giải quyết, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của khách du lịch.

Đối với ngành Giao thông Vận tải: Sở VHTT&DL phối hợp với Sở Giao thông Vận tải quản lý hoạt động kinh doanh, vận chuyển khách du lịch sau khi Bộ Giao thông Vận tải thỏa thuận với các cớ quan QLNN về du lịch ở trung ương cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch.

Đối với Sở Kế hoạch Đầu tư: UBND tỉnh phải chỉ đạo Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Sở VHTT&DL tạo mọi điều kiện và là địa chỉ đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Đối với lĩnh vực du lịch, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với kinh doanh lưu trú du lịch. Do đó, sự

phối hợp giữa hai ngành này là rất cần thiết để đảm bảo thống nhất quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp các điều kiện liên quan đến chuyên môn.

Thành lập “Ban chỉ đạo phát triển du lịch” tỉnh Bến Tre. Nếu đã xem du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn thì tỉnh Bến Tre nên hình thành “Ban Chỉ đạo phát triển du lịch” để phối hợp với các sở, ngành, các cấp chính quyền dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của UBND tỉnh. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề ra chương trình hành động hàng năm để tạo cơ chế phối hợp và thúc đẩy du lịch phát triển đúng định hướng; có cơ chế và văn bản phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị xã một cách cụ thể, ưu tiên giải quyết các vấn đề có liên quan đến du lịch, nhất là chính sách đầu tư phát triển sản phẩm, tuyên truyền, quảng bá du lịch trong và ngoài tỉnh, bảo vệ và tôn tạo môi trường tự nhiên và xã hội, gắn phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hóa, quản lý, sử dụng quỹ đất đai, chính sách khuyến khích tạo thuận lợi đi lại,…

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch tỉnh Bến Tre đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và có cơ cấu hợp lý là điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đây là yêu cầu cấp thiết, cấp bách xuất phát từ yêu cầu thực tế.

Công tác xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch tỉnh Bến Tre trong những năm tiếp thep phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong xu thế hội nhập quốc tế. Nếu không chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch thì việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về du lịch sẽ gặp nhiều trở ngại. Phát triển du lịch Bến Tre đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)