Sự cần thiết và vai trò của nhà nước đối với tái cơ cấu trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)

Bảng 2.3 Bảng số liệu hoạt động Agribank từ năm 2010-2015

1.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu trong các Ngân hàng thƣơng

1.2.1. Sự cần thiết và vai trò của nhà nước đối với tái cơ cấu trong các

NHTM

Hiện nay hội nhập kinh tế giữa các khu vực và trên toàn thế giới đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Đó là con đƣờng ngắn nhất giúp các quốc gia đang phát triển rút ngắn đƣợc thời gian quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây cũng là xu thế chung của thời đại, là điều kiện cần thiết để mỗi quốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới, là cơ hội để các nƣớc tận dụng đƣợc đồng vốn khổng lồ cùng với công nghệ tiên tiến. Trong xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế nhƣ gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký kết Hiệp dịnh thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ và đầu năm 2007 đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội thƣơng mại thế giới WTO.

Cùng với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế và đặc biệt từ những năm cuối của Thế kỷ 20, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc đổi mới và định hƣớng phát triển phù hợp với quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam, góp phần quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế đất nƣớc trong suốt gần 30 năm. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 và

những yếu kém và bất cập của nền kinh tế đƣợc bộc lộ trong quá trình hội nhập quốc tế đã ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình phát triển và cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Cũng nhƣ các chủ thể kinh tế khác các ngân hàng hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng đều chịu tác động của các quy luật kinh tế nhƣ: quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu, quy luật giá trị… Tuy nhiên, thị trƣờng vẫn tồn tại những khuyết tật không thể khắc phục đƣợc mà cần phải có sự điều chỉnh phù hợp từ phía Nhà nƣớc. Cụ thể là các ngân hàng ngoài việc tự do cạnh tranh với nhau thì cũng cần đƣợc tổ chức quản lý phù hợp để phát huy tối đa năng lực của mình cũng nhƣ tránh khỏi những ảnh hƣởng tiêu cực của kinh tế thị trƣờng mà cụ thể nhất là khủng hoảng kinh tế. Đề án tái cấu trúc nền kinh tế và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 là một trong những quyết định chiến lƣợc và đúng đắn để giải quyết những yếu kém và bất cập của nền kinh tế. Trong đó, Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng đối với quá trình ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng

Bên cạnh những cơ hội và lợi ích do hội nhập mang lại thì yêu cầu đặt ra cũng rất lớn buộc chúng ta phải đối mặt nhƣ sức ép cạnh tranh, nâng cao quản lý nhà nƣớc nhằm giảm thiểu, hạn chế rủi ro (khủng hoảng, bất ổn kinh tế…), tối đa hóa lợi ích của cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong tiến trình chung đó của cả nền kinh tế, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn về tài chính, nguồn lực cùng công nghệ, thị trƣờng… Mặt khác cũng phải đối mặt với những thách thức, áp lực, rủi ro khi mức vốn hiện nay của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc quá thấp so với các Ngân hàng thƣơng mại khác trong khu vực; Trình độ quản lý còn hạn chế, các tiêu chuẩn về kiểm toán, kế toán chƣa phù hợp với thông lệ và trình độ quốc tế, trình độ công nghệ đƣợc áp dụng chƣa hiện đại, dịch vụ Ngân hàng còn nghèo nàn. Đó là những cơ hội, thách thức chung của các

Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, nổi bật trong số đó phải kể đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam - Agribank.

Agribank là Ngân hàng hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lƣới hoạt động và số lƣợng khách hàng.Với những mặt lợi sẵn có, Agribank đang đứng trƣớc quá nhiều khó khăn chung cũng nhƣ khó khăn riêng mà Agribank còn tồn tại. Nếu không có những giải pháp tái cơ cấu phù hợp, bức thiết thì hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sẽ không đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng thƣơng mại khác, cũng nhƣ các Ngân hàng nƣớc ngoài. Cần phải có sự can thiệp, sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc cụ thể là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam để ổn định tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Ngân hàng thƣơng mại VIệt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng. Nếu không có công cụ quản lý vĩ mô, sự điều tiết của nhà nƣớc trong việc ổn định nền kinh tế nhƣ: kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, hạ thấp lãi suất, tăng dự trữ ngoại hối…là mục tiêu cho thấy những bƣớc đi thận trọng trong tái cơ cấu hệ thống các NHTM nói chung đã không có sự thay đổi nhƣ ngày nay.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước trong quá trình tái cơ cấu NHTM giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 26 - 28)