Thực trạng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 58)

Bảng 2.3 Bảng số liệu hoạt động Agribank từ năm 2010-2015

2.2. Thực trạng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Việt Nam

Những hoạt động chính hiện nay của Agribank có thể đƣợc liệt kê cụ thể nhƣ sau:

Huy động vốn: Đến cuối năm 2015, tổng nguồn vốn đạt 924.131 tỷ đồng. Trong đó, vốn huy động từ khách hàng (thị trƣờng I) đạt 810.031 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88,9% nguồn vốn huy động. Agribank chú trọng đảm bảo cơ cấu, tăng trƣởng nguồn vốn có tính ổn định cao từ dân cƣ, các tổ chức kinh tế; thực hiện đa dạng sản phẩm, hình thức huy động vốn v.v...

Tín dụng: Đến cuối năm 2015, dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 795.821 tỷ đồng. Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tƣ vốn cho khu vực Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân với nguồn vốn dành cho “Tam nông” luôn chiếm 70%/ tổng dƣ nợ. Agribank tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới v.v…

Phát triển sản phẩm dịch vụ: Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, Agribank đẩy mạnh phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, vƣơn lên dẫn đầu về các sản phẩm có nhiều tính năng ƣu việt nhƣ: Tiết kiệm bậc thang; Thu Ngân sách Nhà nƣớc; Chuyển tiền (Agri-Pay); Kiều hối; Thanh toán biên mậu; Đầu tƣ tự động; Nhờ thu tự động; Thẻ; sản phẩm liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm (Banccasurance), Tiết kiệm học đƣờng; các sản phẩm dịch vụ hƣớng đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn… Agribank tiếp tục khẳng định vị trí Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về Thẻ, ATM . Số lƣợng khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank ngày càng tăng. Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm dịch vụ, Agribank tích cực chung tay cùng Chính phủ đẩy nhanh tiến trình cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện thành công chủ trƣơng thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ tiếp tục phát triển ổn định. Agribank chú trọng cung ứng các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng trong và ngoài nƣớc. Trong 10 tháng đầu năm 2015, doanh số thanh toán quốc tế đạt 6.576 triệu USD, ƣớc đạt 7.891 triệu USD vào cuối năm 2015; Doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 10.335 triệu U SD, ƣớc đạt 11.400 triệu USD vào cuối năm 2015; Doanh số kiều hối không ngừng tăng lên, đạt 807 triệu USD và ƣớc đạt 970 triệu USD vào cuối năm 2015.

Ngân hàng phục vụ: Với vai trò, vị thế, uy tín của Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, Agribank đƣợc lựa chọn là ngân hàng phục vụ cho nhiều dự án ODA và dự án trọng điểm quốc gia. Tính đến 31/10/2015, Agribank đƣợc chỉ định phục vụ 114 dự án ODA với tổng trị giá 5,5 tỷ USD. Agribank đƣợc đánh giá cao về năng lực và chất lƣợng phục vụ cho các dự án.

Từ kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Agribank ta sẽ hiểu rõ đƣợc thực trạng hoạt động và những hạn chế còn tồn tại hiện hữu của hệ thống ngân hàng này. Qua phân tích và đánh giá ta có thể thấy đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó có thể đƣa ra những giải pháp thích hợp cho việc tái cơ cấu Agribank trong việc cạnh tranh với các NHTMCP hiện nay và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Với xuất phát điểm mới thành lập có tổng tài sản chƣa tới 1.500 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42%, còn lại 58% phải vay từ Ngân hàng Nhà nƣớc; Tổng dƣ nợ 1.126 tỷ đồng trong đó 93% là ngắn hạn; tỷ lệ nợ xấu trên 10%; Khách hàng là những doanh nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã phần lớn làm ăn thua lỗ, thiếu việc làm và luôn đứng trƣớc nguy cơ phá sản, đến n

Đến 31/12/2015, Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015 (VNR 500) với quy mô tổng tài sản cán mốc gần 900 tỷ đồng, tăng trên 290 ngàn tỷ đồng so với thời điểm trƣớc cơ cấu; nguồn vốn huy động 924 nghìn tỷ đồng, tăng 392 ngàn tỷ đồng; tổng dƣ nợ tín dụng 795 nghìn tỷ đồng, tăng 327 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dƣ nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dƣ nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tƣ cho lĩnh vực này; nợ xấu 1,89% tại thời điểm 31/12/2015; hoạt động đầu tƣ vào doanh nghiệp khác đƣợc củng cố; hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hoạt động ổn định, an toàn, có hiệu quả là nền tảng vững chắc cho phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích; vốn chủ sở hữu đƣợc bảo toàn, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nƣớc đầy đủ và tăng dần hằng năm; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

Đến nay, Agribank đã thiết lập quan hệ với gần 1000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, là đối tác truyền thống của các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tƣ châu Âu (EIB)…; là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dƣơng (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). Agribank đã mở Văn phòng đại diện tại Thủ đô Phnômpênh từ năm 2005 và ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác Campuchia. Năm 2010, Agribank chính thức khai trƣơng chi nhánh tại quốc gia này. Hiện Agribank đang xúc tiến triển khai sự hiện diện tại thị trƣờng Lào, Cuba, với mong muốn thiết lập “cầu nối” thị trƣờng tài chính - ngân hàng giữa Việt Nam với các quốc gia. Trên nền tảng công nghệ

hiện đại, Agribank chú trọng đầu tƣ đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, với trên 200 sản phẩm dịch vụ hiện có đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng… đây là những tiền đề quan trọng để Agribank chủ động vƣơn ra khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

2.3. Thực trạng sự quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu Agribank giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 58)