Những bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 49)

Bảng 2.3 Bảng số liệu hoạt động Agribank từ năm 2010-2015

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu trong các NHTM trong

1.3.2. Những bài học rút ra cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn Việt Nam

Chính phủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tái cơ cấu của NHTM nói chung và NHTM nhà nƣớc nói riêng. Sự tham gia của Chính phủ không chỉ thể hiện ở vai trò quản lý, điều hành nhƣ ban hành các chính sách, quy định, hƣớng dẫn, thành lập cơ quan hỗ trợ, định hƣớng và phê duyệt 31

đề án tái cơ cấu của NHTM mà còn thể hiện ở vai trò cung cấp tiềm lực cho các NHTM nhà nƣớc.

Trƣớc hết, NHNN cần tạo ra khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho tiến trình tái cơ cấu, đồng thời đóng vai trò tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình này diễn ra suôn sẻ, hƣớng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tái cơ cấu. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc chủ động ban hành các quy định quản lý phù hợp đối với các NHTM, không nên để tình trạng cho vay kinh doanh chứng khoán, đầu tƣ bất động sản quá lớn, rủi ro cao, đến lúc đó mới ban hành quy định. Không nên để tình trạng các quy định quản lý chạy theo sau thực tiễn. Tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát.

Cần giảm thiểu rủi ro đạo đức khi giải quyết các ngân hàng có vấn đề, quyền lợi và trách nhiệm của các cổ đông, ngƣời lao động và ngƣời quản lý cần đƣợc xem xét và điều chỉnh một cách công bằng.

Tái cơ cấu ngân hàng cần đƣợc thực hiện đồng thời với việc minh bạch và công khai hóa thông tin.

Thứ hai là NHNN cũng cần có những hỗ trợ cần thiết để các NHTM vƣợt qua những trở ngại trong quá trình cơ cấu lại, đặc biệt là đối với NHTM hƣớng tới nông nghiệp, nông thôn nhƣ Agribank, thông qua cấp bổ sung vốn với một lộ trình phù hợp, cải thiện thanh khoản và chủ trƣơng xóa nợ, hỗ trợ xử lý nợ tồn đọng, thành lập các công ty mua bán nợ.

Việc tăng cƣờng khả năng về vốn tự có để từng bƣớc phù hợp với chuẩn mực quốc tế và khu vực của các NHTM nhà nƣớc tại Việt Nam đang rất bức bách hiện nay, bởi lẽ tăng vốn tự có là nhân tố quyết định để có thể tăng cƣờng huy động vốn mở rộng đầu tƣ phục vụ phát triển kinh tế, vừa thực hiện tỷ lệ an toàn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Mặt khác, theo quy định cho vay đối với một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có. Với mức vốn tự có hiện nay, các NHTM nhà nƣớc không đủ sức tài trợ cho những dự án lớn

nhƣ dầu khí, điện lực, hàng không, bƣu chính viễn thông... làm giảm khả năng cạnh tranh của các NHTM nhà nƣớc

Tuy nhiên, trong quá trình tái cơ cấu, một khi các NHTM chƣa tiến hành sắp xếp lại tổ chức, chƣa củng cố thể chế và cải thiện đƣợc năng lực điều hành thì việc cấp vốn bổ sung sẽ vẫn khiến ngân hàng đi vào vết xe đổ và có thể làm tăng thêm sự trầm trọng về vấn đề nợ xấu. Do vậy, để đảm bảo tăng cƣờng hiệu quả của nguồn vốn cấp bổ sung mới, giảm thiểu khả năng phát sinh những khoản nợ xấu mới và chi phí vốn không đáng có, các NHTM nên thực hiện nguyên tắc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, củng cố thể chế và tăng cƣờng năng lực quản lý tài chính trƣớc, tái cấp vốn sau và phù hợp với khả năng thu hồi nợ xấu tồn đọng.

Về phƣơng pháp xử lý nợ tồn đọng trong trƣờng hợp tái cơ cấu tài chính thì các NHTM thƣờng phải giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu vì các khoản nợ xấu thực sự không hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Có nhiều phƣơng pháp xử lý nợ tồn đọng khác nhau. Một trong những phƣơng pháp thƣờng đƣợc sử dụng là phân loại “ngân hàng tốt - ngân hàng xấu”, với những khoản nợ không có khả năng cơ cấu đƣợc chuyển sang “ngân hàng xấu” và Chính phủ sẽ tạo ra một “ngân hàng tốt” với những tài sản có, thƣờng là những trái phiếu đƣợc để trên bảng cân đối tài sản. Trong trƣờng hợp nếu các khoản nợ xấu không đáng kể hoặc chủ trƣơng quyết định rằng ngân hàng phải tự giải quyết các khoản nợ đó thì Chính phủ với vai trò là một cổ đông sẽ cùng tham gia xử lý. Tuy nhiên, một trong những khuyến cáo khi tiến hành xử lý nợ xấu là buộc các NHTM phải chủ động trƣớc những khoản nợ tồn đọng còn khả năng thu hồi và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trƣớc những khoản nợ xấu mới phát sinh trong quá trình tái cơ cấu tài chính.

Về chiến lƣợc tái cơ cấu các NHTM cần xây dựng và thực hiện một chiến lƣợc kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trƣờng

sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng khốc liệt thì chiến lƣợc kinh doanh đƣợc coi là “bánh lái của con thuyền”, công cụ tốt nhất để chiến thắng trong cạnh tranh. Chiến lƣợc tái cơ cấu yêu cầu phải bao gồm cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế, kinh doanh theo định hƣớng thƣơng mại nhiều hơn, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành; lập kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mô hình kinh doanh, giới thiệu dịch vụ khác biệt, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực... trong đó đặt trọng tâm tái cơ cấu tài chính và tái cơ cấu hoạt động của ngân hàng đồng thời phải đặt ra một lộ trình tái cơ cấu cụ thể.

TIỂUKẾT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận án đã trình bày tổng hợp có hệ thống những lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu NHTM (khái niệm, chức năng, phân loại NHTM, tái cơ cấu NHTM, nội dung quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu NHTM, những bài học kinh nghiệm đối với hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng thƣơng mại). Hoạt động của NHTM có tầm ảnh hƣởng rộng khắp, do vậy một khi hệ thống ngân hàng yếu kém sẽ gây ra những hậu quả xấu tới toàn bộ nền kinh tế.

Trong phần trọng tâm của chƣơng 1 Luận án trình bày cơ sở lý luận chung quản lý nhà nƣớc về tái cấu trúc hệ thống NHTM, trong đó luận án làm rõ khái niệm tái cấu trúc hệ thống NHTM, lý do tái cấu trúc, nội dung quản lý nhà nƣớc về tái cấu trúc NHTM. Trong chƣơng 1, luận án đã nhấn mạnh sự quản lý nhà nƣớc đối với tái cơ cấu NHTM không chỉ để hồi sinh hệ thống NHTM khi có tình trạng yếu kém, mà còn là công việc phải thực hiện thƣờng xuyên để duy trì sự ổn định và phát triển hệ thống NHTM, qua đó tháy đƣợc vai trò của quản lý nhà nƣớc trong quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM.

Kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới cũng đã đƣợc luận án đề cập ở cuối chƣơng là tài liệu tham khỏa để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng vào quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM nói chung va Agribank nói riêng ở Việt Nam.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƢỚC VỀ TÁI CƠ CẤU TRONG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)