Bảng Số lượng nhân viên Agribank từ 2010-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 70)

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Số lƣợng

nhân viên 35.135 37.500 42.000 40.785 40.033 40.899

Nguồn: Tổng kết hoạt động kinh doanh các năm từ 2010 đến 2015

Đặc biệt trình độ nhân viên, cán bộ đƣợc đào tạo chính thức ở các chƣơng trình cao đẳng, đại học và sau đại học tại Agribank thấp hơn nhiều so với hệ thống các NHTM cổ phần và NH liên doanh.Trong số nhân viên có

trình độ đại học nhƣng nhiều ngƣời đƣợc đào tạo trong thời kỳ kinh tế tập trung, thiếu kiến thức nền kinh tế thị trƣờng và hoạt động của một NHTM hiện đại.

Nhiều nhân viên còn thiếu một số trình độ cơ bản tối thiểu của một nhân viên trong ngân hàng hiện đại nhƣ tin học, ngoại ngữ, marketing, giao tiếp. Điều này phản ánh hạn chế của Agribank trong việc thực thi chiến lƣợc, thực hiện các hoạt động marketing, ứng dụng công nghệ.

So với các NHTM khác, đội ngũ cán bộ của Agribank có trình độ thấp hơn trong khi độ tuổi trung bình lại cao hơn. Đây là khó khăn của Agribank trong việc đổi mới hoạt động, cải tiến công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

Theo yêu cầu của đề án cơ cấu lại Agribank hiện nay là cần phải nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển cán bộ quản lý của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng. Điều này có thể thấy rằng một thực trạng đáng báo động về khả năng quản lý của các cán bộ tại Agribank còn quá nhiều bất cập: Bộ máy cồng kềnh, một bộ phận khá lớn có trình độ thấp, hạn chế về khả năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ và phần lớn đều chỉ đƣợc đào tạo từ trong nƣớc…Có thể nói nguyên nhân của những bất cập này là do chiến lƣợc kinh doanh không rõ ràng, thƣờng xuyên thay đổi, đặc biệt là chính sách nhân sự còn có quá nhiều bất cập đối với Agribank. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại các ngân hàng tập trung quá nhiều vào công việc mang tính điều hành, ngắn hạn; chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận phụ trách đào tạo và các phòng ban; đào tạo và phát triển cán bộ quản lý mới chỉ chú trọng vào số lƣợng mà chƣa quan tâm thích đáng đến chất lƣợng đào tạo; việc đánh giá nhu cầu chủ yếu dựa vào các thông tin do doanh nghiệp cung cấp, cơ sở đào tạo ít khi tiến hành xác minh lại nhu cầu đào tạo; ít khi tham dự vào việc thiết

kế khoá học và cũng ít khi giám sát và kiểm tra quá trình này trƣớc khi chƣơng trình đƣợc thực hiện.

Thực tế hiện nay, các cán bộ ngân hàng giỏi hoặc đƣợc đào tạo bài bản đều có xu hƣớng sang làm việc tại các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài hoặc liên doanh tại Việt nam. Lý do chính chủ yếu xuất phát từ yếu tố kinh tế. Chính sách thu nhập và đãi ngộ đối với nhân viên của Agribank còn hạn chế, chƣa tạo ra động lực thu hút và khuyến khích ngƣời lao động, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia giỏi. Hiện tƣợng “chảy máu chất xám” chính là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của Agribank trong quá trình mở cửa và hội nhập thị trƣờng tài chính tiền tệ. Mặt khác khi chúng ta đã hội nhập, các ngân hàng và tập đoàn của nƣớc ngoài có cơ hội vào Việt nam nhiều hơn đồng nghĩa với việc các cán bộ ngân hàng trong nƣớc cũng có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho mình. Trƣớc mắt cần phải tạo dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghiệp vụ, quản lý giỏi và thực sự năng động. Nhân viên ngân hàng phải am hiểu nghiệp vụ và sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thành thạo. Đặc biệt Agribank cần phải có chế độ đãi ngộ và mức lƣơng hợp lý nhằm để “giữ chân” ngƣời tài mới đủ sức để Agribank có thể cạnh tranh trên môi trƣờng khốc liệt.

Đặc biệt việc lựa chọn nhân sự trong các NHTM NN chủ yếu mang tính ngoại giao hoặc “giúp đỡ”. Hệ quả là số lƣợng những ngƣời có trình độ kém vào làm việc rất lớn. Điều này trực tiếp ảnh hƣởng đến việc phát triển cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của các NHTM NN nói chung và Agribank nói riêng trong giai đoạn này.

Việc sử dụng cán bộ của các NHTM NN nói chung và Agribank nói riêng cũng là một vấn đề bất hợp lý. Một số cán bộ đã qua đào tạo chuyên môn đựợc bố trí làm những việc giản đơn nhƣ kiểm ngân trong khi những cán bộ chỉ đào tạo trung cấp hoặc đại học không chuyên lại đƣợc bố trí làm những

công việc phức tạp cần nhiều hiểu biết về chuyên môn nhƣ tín dụng, kế toán. Ngoài ra sự phân bổ cán bộ có trình độ chuyên môn, đƣợc đào tạo cũng có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị. Phần lớn cơ cấu cán bộ, nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học cũng tập trung nhiều hơn tại các đô thị lớn còn các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn còn thấp.

Rõ ràng với cơ cấu bất hợp lý nhƣ vậy chắc chắn các NHTM NN nói chung và Agribank nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh của thời kỳ hội nhập. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu này đòi hỏi Agribank phải có sự cơ cấu lại nhân lực của mình. Cơ cấu lại từ đội ngũ quản lý lãnh đạo đến các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Có nhƣ vậy Agribank mới đủ tự tin kinh doanh trong môi trƣờng hội nhập.

2.3.4. Thực trạng Tái cơ cấu hệ thống trong Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay

Agribank t năm 2012-2015 đã hoàn thành 924.131 thôn năm 2014 đạt 2.528 tỷ đồng, trên 2.898

4 tháng 12/2016,

- ki

Trong 5 năm qua, Agribank vừa tự khắc phục khó khăn, đặc biệt là khó khăn về tài chính nhƣ: chƣa đƣợc cấp bổ sung đầy đủ vốn đi

v

Từ thực tế hành trình gần 30 năm gắn bó cùng sự lớn mạnh và phát triển của nền nông nghiệp đƣợc xác định là mặt trận hàng đầu, vƣợt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, Agribank luôn đảm trách những nhiệm vụ chính trị trọng yếu trên thị trƣờng tín dụng nông nghiệp nông thôn, khẳng định vai trò chủ đạo trong đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, có nhiều đóng góp tích cực đối với thành tựu đổi mới kinh tế Việt Nam, quốc gia có đến 70% lực lƣợng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, và nông nghiệp đóng góp khoảng 22% GDP, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu… Với 70% tổng dƣ nợ đầu tƣ cho vay “Tam nông”, chiếm 51% thị phần tổng dƣ nợ toàn ngành ngân hàng cả nƣớc đầu tƣ cho lĩnh vực này, nguồn vốn của Agribank đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng, ổn định các vấn đề kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam…

Nhận ra những bất cập, khó khăn của nền nông nghiệp Việt Nam, Agribank đã triển khai nhiều chƣơng trình, hành động hƣớng đến xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững. Ngay sau khi Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam có Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng xanh và quản

lý rủi ro môi trƣờng và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, Agribank đã ngay lập tức vào cuộc thông qua ban hành văn bản chỉ đạo toàn hệ thống nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trƣờng - xã hội, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lƣợng... Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn gắn với vấn đề đảm bảo môi sinh, môi trƣờng, các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đƣợc phê duyệt của cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hƣởng lớn và nghiêm trọng đến môi trƣờng, xã hội… Cùng với đó, Agribank đã tham gia nhiều Dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng do Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính tài trợ nhƣ: Nâng cao chất lƣợng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chƣơng trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; Quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp Cacbon thấp; Cấp nƣớc sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Điện gió; đƣa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn ĐBSCL và miền Trung Tây Nguyên. Có thể nói, nhiều chƣơng trình tín dụng quan trọng Agribank triển khai đều gắn với phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững... trên cơ sở kế thừa tiếp nối những thành quả đã đạt đƣợc trên thị trƣờng tín dụng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong việc “mở đƣờng” cho sự quan tâm và nhập cuộc của toàn xã hội đối với phát triển Nông nghiệp sạch, từ gói tín dụng 50.000 tỷ đồng đã đƣợc Agribank “tung” ra thị trƣờng từ 01/11/2016, Agribank chỉ đạo 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn hệ thống tích cực triển khai thực hiện cho vay với lãi suất cho vay khi khách hàng thực hiện 01 và/hoặc trong 03 khâu (cung ứng, sản xuất, tiêu thụ). Theo đó, khách hàng sẽ đƣợc Agribank giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm. Phí dịch vụ đƣợc miễn phí

chuyển tiền trong hệ thống Agribank và giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống. Không chỉ đơn thuần cho vay nông nghiệp sạch, Agribank đặc biệt ƣu tiên các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Coi “nông nghiệp công nghệ cao” là định hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Chính phủ. Đây cũng chính là “lối thoát” cho tín dụng tam nông hiện nay và cả trong tƣơng lai. Trên thực tế, Agribank đã triển khai mô hình cho vay thí điểm chuỗi liên kết, mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nhƣ: mô hình trồng hoa (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi lợn (Hà Nam, Đồng Nai…), mía (Khánh Hoà), ngô (Sơn La)… và bƣớc đầu các mô hình này đã tạo sự đồng thuận cao giữa các doanh nghiệp và ngƣời dân.

Tuy nhiên, để triển khai thành công mô hình này trong tƣơng lai, Agribank rất cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, NHNN cùng các bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch triển khai cụ thể với các chƣơng trình này. Các cấp chính quyền, nhất là chính quyền địa phƣơng có sự hỗ trợ trong việc kết nối ngân hàng với doanh nghiệp và ngƣời dân.

Theo đó, Agribank đã đạt một số kết quả cụ thể nhƣ sau: Các trƣờng hợp sai phạm đã đƣợc xử lý nghiêm túc, bộ máy tổ chức, quản trị, điều hành đƣợc củng cố và kiện toàn. Hệ thống cơ chế, quy trình nghiệp vụ đã đƣợc chỉnh sửa, bổ sung tƣơng đối hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Tài sản có đƣợc cơ cấu theo đúng mục tiêu của Đề án, tập trung phục vụ chính sách tam nông của Đảng và Nhà nƣớc; Nợ quá hạn giảm về mức dƣới 3% trƣớc thời hạn; Hoạt động đầu tƣ vào doanh nghiệp khác đƣợc củng cố.

Trong giai đoạn 2013 - 2015, tín dụng của Agribank tiếp tục tăng trƣởng, hàng năm đều đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (năm 2013 tăng 10,4%; năm 2014

tăng 8,8%; năm 2015 tăng 16%). Đến 31/12/2015, tổng dƣ nợ tín dụng đạt 791.450 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cuối năm 2014. Cơ cấu tín dụng đƣợc chuyển đổi phù hợp theo đúng định hƣớng của Đề án tái cơ cấu. Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất tăng ổn định (bình quân 22,2%). Đến 31/12/2015, dƣ nợ cho vay hộ sản xuất đạt 497.047 tỷ đồng, tăng 66,6% so với cuối năm 2013; Tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 70%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 70)