Thực trạng thể chế, chính sách về tái cơ cấu trong Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 61)

Bảng 2.3 Bảng số liệu hoạt động Agribank từ năm 2010-2015

2.3. Thực trạng sự quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu Agribank giai đoạn

2.3.2. Thực trạng thể chế, chính sách về tái cơ cấu trong Ngân hàng Nông

Sau Nghị quyết Trung ƣơng 3 (Khóa XI), việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại đƣợc đặt ra và có lộ trình cụ thể. Cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nƣớc đã đƣa ra 4 mục tiêu của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bao gồm: Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; Nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ

thống ngân hàng; Cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng; Hệ thống ngân hàng phải hội nhập và có sức cạnh tranh với quốc tế.

Tiếp đó, ngày 01/03/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Ðề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định 254/QÐ-TTg. Ðây đƣợc xem là một nỗ lực về mặt pháp lý quan trọng nhất cho tới nay trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình cho đến năm 2015.

- Về xử lý nợ xấu: NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QÐ-NHNN ngày 23/04/2012 cho phép “các khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hƣớng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đƣợc giữ nguyên nhóm nợ nhƣ đã đƣợc phân loại theo quy định trƣớc khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ”.

Ngoài ra, cơ quan này cũng đã có Văn bản số 2871/NHNN-TD yêu cầu 14 ngân hàng gồm: Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, MB, MSB, VPBank, VIB, SeaBank và SHB chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp xử lý nợ theo các quy định hiện hành; Thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại Quyết định số 59/2006/QÐ-NHNN ngày 21/02/2006 về Quy chế mua, bán nợ của TCTD, trong đó cho phép ngân hàng mua bán nợ dƣới dạng cho DN vay và nợ của các TCTD vay lẫn nhau.

- Về quản trị ngân hàng: NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là các thông tƣ thay thế Thông tƣ 13/2010/TT- NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD và Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban

hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Theo Ðề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, thì cuối năm 2015, TCTD phải đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Basel II.

Ngày 15-11-2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã ban hành Quyết định số 53/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013 - 2015. Thành công từ chặng đƣờng nƣớc rút thực hiện đề án tái cơ cấu đã tạo động lực quan trọng để Agribank tiếp tục hoàn thành nhiều mục tiêu lớn trong đề án.

Đối với Agribank, nhiệm vụ chính đặt ra khi thực hiện Đề án này chính là tập trung đầu tƣ cho “Tam nông”. Là ngân hàng sinh ra từ nông nghiệp, nông thôn với sứ mệnh phục vụ cho nông dân, hơn hết, “mặt trận” nông nghiệp, nông thôn và nông dân chính là nhiệm vụ cao cả mà Agribank đƣợc Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và NHNN giao phó. Theo đó, gắn với đề án tái cơ cấu, mục tiêu đến năm 2015, cho vay lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt tỷ lệ khoảng 80% dƣ nợ (riêng dƣ nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân chiếm tỷ lệ tối thiểu 70%) đã hoàn thành.

Về nâng cao năng lực tài chính, Agribank đã làm việc và đề nghị Bộ Tài chính cấp bổ sung 1.110 tỷ đồng vốn điều lệ (phần vốn chƣa đƣợc cấp đủ theo Quyết định 3000/QĐ-BTC), đồng thời xây dựng và hoàn thiện Phƣơng án nâng cao năng lực tài chính giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định tại Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN và Thông tƣ 06/2016/TT-NHNN, hƣớng tới chuẩn mực về vốn theo Basel II…

Trong thời gian qua, Agribank tích cực triển khai thực hiện các chính sách ƣu đãi của Chính phủ, NHNN đối với hộ nông dân và các ngành nghề

cần thúc đẩy phát triển nhƣ cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 14/NQ-CP về cho vay thí điểm chuỗi liên kết, nông nghiệp công nghệ cao, Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản nhằm “tiếp sức” ngƣ dân bám biển, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo… Nhờ đó, nhiều ngƣời dân trên cả nƣớc đã đƣợc tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ƣu đãi để phát triển sản xuất, có cơ hội nâng cao chất lƣợng cuộc sống, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phƣơng.

Agribank tích cực triển khai thực hiện các chính sách ƣu đãi của Chính phủ, NHNN đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tính đến cuối năm 2016, Agribank tiếp tục là NHTM có tổng tài sản lớn nhất hệ thống với 980.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn đạt trên 911.000 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 735.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dƣ nợ của Agribank và chiếm trên 50% tổng dƣ nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tƣ cho lĩnh vực này. Hiện nay, Agribank đang triển khai 7 chính sách tín dụng và 02 Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)