Nội dung quản lý nhà nước trong quá trình tái cơ cấu NHTM gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 33)

Bảng 2.3 Bảng số liệu hoạt động Agribank từ năm 2010-2015

1.2 Nội dung quản lý nhà nƣớc về tái cơ cấu trong các Ngân hàng thƣơng

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước trong quá trình tái cơ cấu NHTM gia

Nội dung tái cơ cấu trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập đến những khía cạnh quan trọng của mỗi NHTM trong từng nội dung của tái cơ cấu NHTM, cụ thể như sau:

a) Tái cơ cấu sở hữu đồng nghĩa với việc thay đổi cơ sở thực hiện lợi ích của các chủ thể trên tất cả các phƣơng diện: tổ chức quản lý, phân phối thu nhập, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả… Về cơ bản, tái cơ cấu sở hữu có thể

thực hiện thông qua: chuyển đổi hình thức sở hữu, thay đổi chủ sở hữu hay sát nhập, hợp nhất, mua lại và thay đổi tỷ trọng vốn sở hữu. Chuyển đổi hình thức sở hữu với 4 loại hình thức sở hữu sau: sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tƣ nhân, sở hữu của các cổ đông (NHTM cổ phần), liên doanh. Sáp nhập, hợp nhất và mua lại hoạt động của các NHTM có thể thực hiện dƣới các hình thức: sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Xu hƣớng sáp nhập, hợp nhất, mua lại đƣợc coi nhƣ một giải pháp cứu cánh cho sự sống còn và tồn tại của các NHTM. Hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại trong giai đoạn này theo 2 xu hƣớng: Thứ nhất là xu hƣớng hợp tác giữa NHTM trong nƣớc với NHTM nƣớc ngoài. Nhiều NHTM nƣớc ngoài trở thành cổ đông chiến lƣợc của các NHTM cổ phần trong nƣớc. Có thể kể đến sự hợp tác giữa ngân hàng Sacombank và ANZ (2005), Techcombank và HSBC (2007), Oceanbank và BNP Paribas (2009)… Thứ hai là xu hƣớng NHTM cổ phần trong nƣớc hợp tác với các NHTM và tổ chức kinh tế trong nƣớc: Vietcombank, Sacombank và Westernbank; BIDV, Sacombank và NHTM Phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh… Thay đổi tỷ trọng sở hữu: Trƣờng hợp này thƣờng áp dụng đối với NHTM cổ phần hoặc NHTM liên doanh, trong đó, tăng/giảm tỷ trọng phần vốn góp hoặc cổ phần của các bên tham gia góp vốn. Việc này có thể thực hiện thông qua quá trình mua bán cổ phiếu trên thị trƣờng hoặc thêm/rút vốn liên doanh.

b) Tái cơ cấu tổ chức: Thông thƣờng cơ cấu tổ chức và quản lý của các NHTM trƣớc khi tái cơ cấu mang tính chồng chéo và không khoa học dẫn đến việc điều hành cũng nhƣ thực hiện các hoạt động không có hiệu quả. Bởi vậy khi tái cơ cấu NHTM, nội dung đƣợc đề cập đến nhƣ một tất yếu đó là tái cơ cấu mô hình tổ chức và bộ máy quản lý với các nội dung cơ bản sau: Tổ chức bộ máy và cơ cấu điều hành: Nguyên tắc cơ bản là sự phân tách giữa chức năng điều hành và chức năng giám sát để đảm bảo sự kiểm tra toàn diện và cân bằng về nguồn lực. Mô hình tổ chức và mạng lƣới hoạt động: Tổ chức

theo mô hình hiện đại, hƣớng theo khối khách hàng và sản phẩm. Mô hình này cho phép các NHTM có thể theo sát với nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng nhận ra động thái của đối thủ cạnh tranh để có thể đƣa ra giải pháp đối phó kịp thời khi gặp rủi ro. Ngoài ra, cần phân định rõ các chức năng kinh doanh - điều hành - giám sát.

c) Tái cơ cấu hoạt động: Tái cơ cấu hoạt động trong phạm vi tái cơ cấu NHTM là nói đến tái cơ cấu mô hình các hoạt động NHTM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM và đáp ứng các chuẩn mực theo thông lệ quốc tế. Đồng thời tăng cƣờng sự kiểm tra, kiểm soát các hoạt động NHTM với mục tiêu tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng, dịch vụ ngân hàng nhƣng vẫn đảm bảo quyền tự chủ của ngân hàng trong việc ra quyết định kinh doanh. Tái cơ cấu mô hình hoạt động của các NHTM bao gồm các nội dung chính: Mô hình quản lý vốn; Mô hình quản lý tín dụng; Mô hình quản lý rủi ro; Hệ thống kế toán, kiểm toán.

d) Tái cơ cấu tài chính: Nội dung trọng tâm của tái cơ cấu tài chính một NHTM thông thƣờng là xử lý nợ tồn đọng và tăng vốn. Một trong những đòi hỏi cần thiết trong tiến trình tái cơ cấu tài chính NHTM là phải xác định chính xác số nợ tồn đọng đƣợc tái cơ cấu để có các bƣớc xử lý hiệu quả. Thông thƣờng, xử lý nợ tồn đọng đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Xử lý dứt điểm đối với các khoản nợ tồn đọng khoá sổ đến trƣớc thời điểm bắt đầu tái cơ cấu. Giai đoạn 2: Xử lý nợ xấu phát sinh trong giai đoạn sau thời điểm bắt đầu lộ trình tái cơ cấu. Một số biện pháp thƣờng đƣợc áp dụng để xử lý nợ tồn đọng, nợ xấu nhƣ: Thu nợ từ khách hàng (khả năng này rất ít khả quan); tái cơ cấu nợ; bán, phát mại tài sản; đề nghị sắp xếp lại con nợ là doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN); chuyển nợ thành vốn góp; bán cho công ty mua bán nợ; yêu cầu phá sản con nợ; xử lý rủi ro hoặc đề nghị nhà nƣớc hỗ trợ nguồn xử lý. Tăng vốn tự có, song song với giải quyết nợ tồn đọng, lành mạnh hóa tài

chính NHTM là việc tăng cƣờng khả năng về vốn tự có để phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Do đó, khi tiến hành tái cơ cấu tài chính NHTM đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm tăng vốn để có thể tăng khả năng tài chính cho ngân hàng, giúp NHTM có thể tự tin và chủ động trong những biện pháp cũng nhƣ hoạt động của ngân hàng mình.

e) Tái cơ cấu nhân lực: Có thể nói nhân lực bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất góp phần tạo nên sự thành công của một tổ chức, là yếu tố cốt lõi của bất kỳ cuộc tái cấu trúc nào. Đối với lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố con ngƣời càng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động. Tái cơ cấu nhân lực là thực hiện tái cơ cấu trên hai phạm trù: trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên. Khi thực hiện tái cơ cấu sẽ có rất nhiều sự thay đổi trong hoạt động của ngân hàng nhƣ cơ cấu tổ chức, quản lý, nhân lực, tài chính… dẫn đến sự thay đổi một mô hình hoàn toàn mới. Nếu không có sự chuẩn bị về tâm lý, chuyên môn và nhiều yếu tố khác chắc chắn những ngƣời lao động sẽ gặp khó khăn làm phát sinh thêm các chi phí cho NHTM. Vì vậy, khi tiến hành tái cơ cấu, các NHTM thƣờng tiến hành tái cơ cấu từng nội dung một. Cách làm này vừa không quá sức, vừa có thể rút kinh nghiệm cho những nội dung tái cơ cấu tiếp theo của từng NHTM. Mặt khác, tái cơ cấu ngân hàng đòi hỏi phải đảm bảo khả năng tài chính là rất lớn, mô hình sở hữu phải phù hợp… Do đó, khi thực hiện cần phải cẩn thận và cần phải có sự giúp sức của Chính phủ.

Lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2016-2020

Trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đặt ra mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Thực hiện bƣớc chuyển biến mạnh mẽ trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, năng lực và hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát, đổi mới công tác điều hòa lƣu thông tiền mặt. Bên cạnh đó, các TCTD tiếp tục đổi mới quản trị DN theo thông lệ quốc tế, tiếp tục mở

rộng phạm vi hoạt động và quy mô về vốn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm dịch vụ và năng lực cạnh tranh và cấu trúc hệ thống các TCTD. Để thực hiện thành công các mục tiêu quan trọng này, trong thời gian tới, hệ thống ngân hàng cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, điều chỉnh cơ cấu, tổ chức, bộ máy của các đơn vị thuộc NHNN theo hƣớng tinh gọn tiến tới hình thành chi nhánh NHNN khu vực; Xây dựng và triển khai một số dự án để bổ trợ, nâng cấp hệ thống thông tin FSMIMS.

Hai là, thực hiện điều tiết thị thƣờng tiền tệ, kiểm soát lạm phát một cách chủ động trên cơ sở sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp, lấy lãi suất làm công cụ chủ đạo trong điều hành.

Ba là, xử lý căn bản tình trạng đô la hóa vào năm 2020; hạn chế và tiến tới chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ đến năm 2020; tự do hóa giao dịch vốn ở mức cao, tăng mức đầu tƣ gián tiếp đổi với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hơn mức hiện tại; thực hiên chính sách tỷ giá linh hoạt với biên độ giao động rộng hơn.

Bốn là, triển khai giám sát đồng bộ và thống nhất toàn bộ khối ngân hàng; Thực hiện thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là chủ yếu; Về cơ bản áp dụng đầy đủ 25 nguyên tắc của Basel, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng theo Basel II trƣớc năm 2018 và thực hiện Basel III vào năm 2020.

Năm là, hoàn thành cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin đối thoại chính sách giữa NHNN và các cơ quan thanh tra thuộc khu vực tài chính trong nƣớc, cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng nƣớc ngoài, bảo đảm giám sát toàn diện, nhất quán các hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Sáu là, thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng cho các các thành phần trong nền kinh tế và mở rộng các dịch vụ ngân hàng ra ngoài

khu vực truyền thống, tăng cƣờng cạnh tranh quốc tế và mở rộng mạng lƣới ra ngoài phạm vi quốc gia; Xây dựng cơ chế bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.

Bảy là, điều chỉnh mạnh mẽ cấu trúc hệ thống các TCTD theo hƣớng giảm dần số lƣợng, tăng quy mô về vốn tƣơng ứng với năng lực quản trị điều hành và phạm vi hoạt động, đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn hoạt động do NHNN quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 33)