6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với DVCC mang nhiều nét tương đồng với mục tiêu của QLNN đối với toàn xã hội. Mục tiêu chung của QLNN đối với DVCC chính là trạng thái mong đợi, cần có của nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm cung ứng DVCC cho xã hội một cách hiệu quả nhất trong khả năng cho phép thông qua việc tạo ra các DVCC có chất lượng, đủ về lượng, cơ cấu, chủng loại theo đúng yêu cầu của xã hội và với giá cả hợp lý nhất; các DVCC được cung ứng một cách tốt nhất theo đúng các nguyên tắc và thể chế đã định; thu được sự cảm nhận hài lòng của người dân trong
việc sử dụng DVCC; góp phần tích cực nhất vào việc đạt được mục tiêu quản lý chung của Nhà nước. Các mục tiêu cơ bản trong quản lý DVCC của nhà nước phải hướng đến ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, tạo được lòng tin nhân dân đối với nhà nước nói riêng, với
chế độ xã hội nói chung. Đây được xem là mục tiêu mang tính định tính, khá trừu tượng, thế nhưng đây lại chính là mục tiêu mang tính bền vững, tạo dựng lòng tin trong nhân dân và toàn xã hội.
Thứ hai, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân (dân trí, sức khỏe, việc làm, tổ chức đời sống, …). Các DVCC mà nhà nước hướng tới đều là vì người dân, các biện pháp tổ chức triển khai, quản lý, cung ứng đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Thứ ba, góp phần thúc đẩy sức sản xuất phát triển, xây dựng đất nước
giàu có, văn minh (tạo môi trường kinh doanh sản xuất lành mạnh,…). Khi các DVCC được triển khai mạnh và sâu rộng, các chủ thể cung ứng tăng lên, các loại hình DVCC phong phú, người dân có nhiều sự lựa chọn, sức cạnh tranh của loại hàng hóa này tăng cao,… đây chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng phát triển.
Thứ tư, tạo mọi cơ hội cho công dân phát triển (học hành, việc làm, sản
xuất kinh doanh, giao lưu quốc tế, phát triển tư duy sáng tạo,…). Bên cạnh việc thúc đẩy các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng phát triển thì công dân thụ hưởng cũng có nhiều điều kiện phát triển hơn, bởi chất lượng dịch vụ tốt, đa dang và phong phú thì cơ hội học hành, giao lưu, sử dụng dịch vụ sẽ tốt hơn.
Thứ năm, thu hút mọi nguồn lực, mọi mối quan hệ tích cực từ bên
ngoài, từng bước nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Bên cạnh đó
mang lại vẻ tươi mới và sự phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập của đất nước.