6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
3.2.4. Xã hội hóa dịch vụ công cộng trên các lĩnh vực
Xã hội hoá DVCC nằm trong sự quản lý của nhà nước. Nhà nước quản lý các hoạt động xã hội hoá thông qua hệ thống chính sách và pháp luật, qua hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Để xã hội hoá DVCC được hiệu quả, cần phải tăng cường QLNN đối với hoạt động này. Trong những năm qua, vấn đề xã hội hóa DVC nói chung, xã hội hóa DVCC nói riêng không chỉ được đề cập trong các văn bản mang tính chất định hướng của Đảng và Nhà nước, mà còn được sự quan tâm phía người dân. Trong đó, vai trò cung ứng DVCC của các đối tượng sẽ có sự thay đổi: chuyển từ sự độc quyền của Nhà nước sang hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ này ra ngoài khu vực nhà nước nhằm khai thác nguồn lực của xã hội để cùng thực hiện mục tiêu cải thiện chất lượng cung ứng DVCC. Phá bỏ sự độc quyền của Nhà nước, một mặt sẽ giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, mặt khác huy động được các nguồn lực trong xã hội.
Không chỉ vậy, xã hội hóa còn được hiểu là quá trình để mọi người được tham gia bình đẳng vào môi trường lành mạnh, được thụ hưởng những lợi ích công bằng do dịch vụ công cộng đem lại. Xã hội hóa dịch vụ công cộng đem lại những lợi ích không hề nhỏ. Việc thay đổi nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với các DVCC - lĩnh vực mà trước đây chỉ có Nhà nước đảm trách - thì hiện nay đã đã chuyển giao một phần cho các tổ chức ngoài nhà nước. Có thể kể đến các DVC như: dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp công, cung ứng dịch vụ về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao,… đã từng bước được thừa nhận hiệu quả. Điều đó đã từng bước thể hiện tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ DVCC trên phạm vi rộng khắp.
Tuy nhiên, chúng ta cần thiết phải xác định rõ mục tiêu mà công cuộc cải cách DVCC hướng tới là chất lượng dịch vụ chứ không phải là mức độ xã hội hóa. Xã hội hóa loại hình dịch vụ này chỉ là phương thức để đạt được chất lượng DVCC như mong muốn. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm cung ứng những lĩnh vực mà khu vực tư không tham gia hoặc chưa tham gia. Ở nước CHDCND Lào hiện nay cung ứng DVCC vẫn phụ thuộc phần lớn vào Nhà nước vì khu vực tư chưa đủ năng lực để cung cấp tốt các dịch vụ này. Do vậy, cần phải xác định được lĩnh vực nào cần xã hội hóa và xã hội hóa ở cấp độ nào thì đem lại hiệu quả tốt nhất cho người dân, chứ không vì tiêu chí xã hội hóa mà không quan tâm tới chất lượng dịch vụ. Muốn đảm bảo chất lượng cung ứng DVCC đồng thời mở rộng chuyển giao việc cung ứng dịch vụ này cho khu vực tư nhân, Nhà nước cần phải có cơ chế thích hợp.
Trước hết, hoàn thiện pháp luật một cách đồng bộ về bộ máy nhà nước, trao thẩm quyền cụ thể cho từng loại cơ quan thực hiện quản lý và cung ứng dịch vụ công. Đặt ra chế tài xử lý vi phạm cùng với cơ chế bảo đảm thực hiện các chế tài đó khi có hành vi vi phạm. Đồng thời với nó thì chế độ chịu trách nhiệm phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên. Cùng với việc đặt ra
hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thì trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong cung ứng DVCC phải được nâng cao. Nên đề cao trách nhiệm cá nhân đồng thời đặt ra cơ chế giải trình hợp lý.
Các DVCC hiện nay cần có cơ chế quản lý mới, mang tính chất đặc thù để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng hiên nay cần phải thúc đẩy và đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ tác động đến số đông người dân và tổ chức, mang lại hiệu quả sâu rộng như các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, giao thông vận tải,…
Đối với lĩnh vực y: tế cần đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của người dân
và doanh nghiệp, tổ chức có đủ năng lực tài chính, năng lực nhân sự, chuyên môn để hoạt động chăm sóc sức khỏe của người dân, hoạt động khám chữa bệnh được lan rộng và phát triển rộng khắp, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực chắm sóc và bảo vệ sức khỏe của người dân. Thông qua việc xã hội hóa này, chúng ta có thể quản lý tốt hơn các loại hình dịch vụ y tế, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua hệ thống các tiêu chuẩn của ngành. Đồng thời, sự phát triển của ngành góp phần giải quyết gánh nặng, giảm tải sức ép cho các bệnh viện công hiện nay. Bên cạnh đó, việc quản lý và thu thuế các cơ sở y tế tư nhân cũng mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển.
Đối với lĩnh vực văn hóa, giáo dục: Ưu tiên phát triển các cơ sở giáo
dục các bậc học, đầu tư chú trọng phát triển ở các ngành học có xu hướng và chất lượng cao như kinh tế, đầu tư, công nghệ, y dược,…Đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển hệ thống trường học tư thục, các bậc học từ mầm non, đến trung học cũng mở rộng thu hút nguồn lực từ phía ngoài nhà nước. Nhà nước chỉ quản lý và giám sát hoạt động cảu các cơ sở này thông qua các công cụ quản lý nhà nước. Đồng thời, khởi dậy và phát huy văn hóa bản sắc của dân
tộc, tiếp thu văn hóa tiến bộ của thế giới, tiếp thu nền giáo dục của tiên tiến của nước ngoài thông qua các tổ chức giáo dục và thông qua con đường du học.
Đối với lĩnh vực cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, công ty
chiếu sáng đô thị, vận tải hành khách,… Trong những năm qua bước đầu
được triển khai với nhiều kết quả khả quan. Các công ty tư nhân thực hiện chức năng mọc lên khá nhiều, điều này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế - xã hội ở tỉnh, góp phần vào sự nghiệp chung của cả nước. Trực tiếp thay đổi cơ cấu trong sản xuất và phát triển kinh tế của địa phương.
Như vậy, Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ chốt trong cung ứng DVCC. Vấn đề đặt ra là đồng thời với việc thúc đẩy xã hội hóa DVCC, thì chính các cơ quan hành chính nhà nước phải tự nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Nhà nước phải là người có trách nhiệm điều tiết DVCC. Trách nhiệm này nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các vùng miền, giữa các huyện, các sở ban ngành trong tỉnh bằng cách hỗ trợ cho những khu vực có điều kiện kinh tế, môi trường sống khó khăn hơn như khu vực miền núi, vùng nông thôn, khu vực có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Có như vậy mới thực hiện thành công cuộc CCHC nhà nước. Điều đó cho thấy vai trò QLNN đối với DVCC ở chính quyền tỉnh là hết sức quan trọng, nhất là đối với cấp huyện.