Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 34)

6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng

DVCC là dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm về chất lượng cung ứng. Việc làm rõ những nội dung cụ thể của trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với DVCC là rất cần thiết, giúp cho việc cung cấp DVCC có hiệu quả, đặc biệt là khi Nhà nước đang trong quá trình chuyển đổi về chức năng, nhiệm vụ và huy động sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội đối với các công việc của Nhà nước nói chung và việc cung ứng DVCC nói riêng.

- Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng

ngành, lĩnh vực cụ thể như giáo dục, y tế, văn hóa..., làm cơ sở để định hướng hoạt

động của các chủ thể khác nhau cùng tham gia cung ứng các DVCC trong từng

lĩnh vực đó. Công tác hoạt định chiến lược đòi hỏi các cấp các

ngành cần có những chủ trương, đề xuất hợp lý để có được định hướng phát triển tốt nhất. Ngoài ra, nguồn nhân lực chính thực hiện công tác này phải là đội ngũ cán bộ có trình độ cao, am hiểu về lĩnh vực chuyên sâu. Có như vậy mới có thể hoạch định được những kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững. Qua đó góp phần thiết thực trong quản lý nhà nước đối với DVCC.

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách trong việc cung ứng các

loại DVCC: Hiện nay, có nhiều chủ thể khác nhau cùng tham gia cung ứng DVCC:

Nhà nước, thị trường, các tổ chức xã hội và cá nhân. Việc cung ứng DVCC của các chủ thể này nhằm những mục đích khác nhau. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách đối với việc cung ứng DVCC, làm căn cứ để quản lý thống nhất; đồng thời, là cơ sở để các tổ chức xã hội và công dân có thể lựa chọn và tham gia vào việc cung ửng các DVCC có hiệu quả.

Với quyền lực của mình, Nhà nước đề ra các thể chế quy định cụ thể những vấn đề mà mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo (nghĩa vụ, trách nhiệm quyền lợi...) khi tham gia cung ứng và sử dụng các DVCC - trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả về kinh tế và tính công bằng về xã hội

- Thống nhất chỉ đạo cung cấp DVCC trong toàn xã hội, theo từng

ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Mọi đối tượng xã hội đều có quyền thụ

hưởng DVCC một cách bình đẳng, không phân biệt điều kiện, hoàn cảnh, thành phần chính trị - xã hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh phát triển của đất nước không đồng đều, các khu vực có sự phát triển khác nhau, đời sống kinh tế, văn hóa khác nhau, nên mức độ nhu cầu đối với các dịch vụ không giống nhau. Do đó, để có sự bình đẳng trên thực tế, Nhà nước cần có sự chỉ đạo tập trung thống nhất để việc cung cấp DVCC thực sự đến với người hưởng thụ một cách có hiệu quả. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ, các ngành và các địa phương lại phải có những điều chỉnh trong việc cung ứng các DVCC về cả số lượng, loại hình và giá cả cho phù hợp với đặc thù của ngành hoặc của địa phương mình.

- Nhà nước điều tiết cung cấp các dịch vụ công cộng

Nhà nước dùng quyền lực điều tiết việc cung ứng DVCC nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Việc thụ hưởng các dịch vụ công cộng của Nhà nước luôn diễn ra theo hai chiều, giữa một bên cung ứng và một bên thụ hưởng. Đo đó, Nhà nước cần điều tiết làm sao cho quá trình đó được diễn ra hài hòa, hợp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, cũng như nghĩa vụ của công dân và tổ chức đối với Nhà nước. Theo đó thì việc không ngừng cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ công cộng; cung cấp thông tin, dự báo và kinh nghiệm trong nước và thế giới có liên quan đến cung ứng dịch vụ công cộng là đòi hỏi không thể thiếu trong hoạt động cung ứng dịch vụ của Nhà nước.

Để các hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng của nhà nước có hiệu quả, nhà nước phải không ngừng có những điều chỉnh, cải cách hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng ở tầm vĩ mô; xác định rõ các loại dịch vụ công cộng nào thực sự là dịch vụ nhà nước phải cung cấp cho xã hội, mức độ can thiệp của nhà nước trực tiếp hay gián tiếp qua việc cấp tài chính hay chỉ đề ra các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả và mở rộng sự tham gia của các chủ thể khác trong xã hội trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, lập kế hoạch phát triển từng lĩnh vực trong cung ứng dịch vụ công cộng. Dịch vụ công cộng là dịch vụ do Nhà nước chủ đạo và chịu trách nhiệm cung ứng, do vậy cần làm rõ trách nhiệm cụ thể của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công cộng, nhất là trong giai đoạn Nhà nước đang chuyển đổi theo hướng phục vụ, cần huy động các nguồn lực xã hội tham gia cung ứng dịch vụ công cộng hiện nay.

- Tổ chức thực hiện xã hội hoá các dịch vụ công cộng

Chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công cộng hiện nay đang là một chủ trương đúng đắn của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước. Sự phát triển không ngừng của các loại hình dịch vụ trong xã hội đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác quản lý của Nhà nước. Hòa chung với xu hướng của thế giới, ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong những năm qua đã có nhiều thay đổi trong vấn đề xã hội hóa các dịch vụ công cộng, nhà nước khuyến khích và động viên, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tư nhân, các tổ chức ngoài Nhà nước có năng lực và đáp ứng yêu cầu trong việc cung ứng các dịch vụ công cộng cho xã hội, Nhà nước chỉ quản lý về chất lượng và đặt ra các tiêu chuẩn đạt chuẩn để quản lý các đối tượng này Chính vì vậy, trong những năm qua các ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông vân tải, vệ sinh môi trường nông thôn, đô thị,… đã có những thay đổi

đáng kể. Đó chính là sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân, các trường học tư thục, các bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân, các tổ chức giáo dục quốc tế, các công ty tư nhân đảm trách vệ sinh môi trường ngày càng nhiều,… từ đó mà chất lượng cung ứng dịch vụ công cộng ngày càng tốt.

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm để việc cung ứng DVCC đáp ứng

yêu cầu của xã hội. Việc khu vực tư và các tổ chức xã hội tham gia cung ứng

DVCC là một xu thế khách quan, làm cho các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn, giá cả rẻ hơn và chất lượng được nâng cao. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ hơn rất nhiều so với trước kia, khi Nhà nước là chủ thể duy nhất cung ứng DVCC cho xã hội, bởi mục tiêu mà các

chủ thể ngoài Nhà nước hướng tới không chỉ là phục vụ, mà còn là lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)