6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.2.7. Bộ máy quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Đề cập tới bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) đối với DVCC cũng chính là bộ máy QLNN đối với dịch vụ công (DVC), bởi lẽ DVCC chính là một phần, một bộ phận nằm trong DVC. Theo đó thì các cơ quan QLNN đối với DVC cũng chính là các cơ quan QLNN đối với DVCC. Ở nhiều quốc gia, trong đó có CHDCND Lào hiện nay, chức năng này được giao cho các cơ quan hành pháp, hay đúng hơn là các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Theo phân cấp quản lý đối với hoạt động cung ứng DVCC trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Công tác QLNN đối với các DVCC được phân cấp quản lý giữa trung ương và chính quyền địa phương. Các cơ quan Trung ương chính là Chính phủ và các Bộ, ngành thực hiện quản lý các DVCC được phân cấp. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ đề cập đến phân cấp quản lý nhà nước đối với các DVCC ở cấp tỉnh, đó là các cơ quan trong bộ máy QLNN cấp tỉnh gồm UBND và các Sở, trong bộ máy QLNN cấp huyện gồm UBND và các phòng.
Theo cách hiểu được nhiều người thừa nhận thì: Phân cấp là một phương pháp quản lý trong đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp được phân chia, phân công một cách cụ thể thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc trao cho cơ quan cấp dưới nhiều quyền ra quyết định các vấn đề có liên quan và tăng cường sự giám sát hoạt động của các cơ quan đó thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo. Đồng thời, phân cấp là quá trình cải cách hành chỉnh nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến tận cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước và cơ chế chuyển giao nhiệm vụ cho các tổ chức bên ngoài nhà nước.