6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở một số tỉnh,
một số tỉnh, thành phố và bài học cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á, là một trong những thành phố phát triển bậc nhất ở Việt Nam, nơi đây trước kia được mệnh danh là “Hòn ngọc viễn đông” và hiện nay thành phố cũng là đơn vị đi đầu trong công tác QLNN về DVCC ở Việt Nam.
Trong công tác QLNN về cung ứng DVC nói chung và DVCC nói riêng thì thành phố là đơn vị đi đầu với những cải cách mang tính đột phá cao. Là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng cổng thông tin “một cửa điện tử” từ 15/12/2008 tại địa chỉ www.hochiminhcity.gov.vn. Thông qua hệ thống này, người dân và doanh nghiệp biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của toàn
thành phố, của từng quận/huyện, từng sở, ngành. “Một cửa điện tử” cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến từ hệ thống CNTT tại các đơn vị. Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng thoại, tin nhắn qua “một cửa điện tử”. “Một cửa điện tử” là công cụ hữu hiệu để người dân và lãnh đạo giám sát các DVCC. Các loại hình dịch vụ như văn hóa, giáo dục, y tế, hệ thống giao thông vận tải,... đều được đăng tải và công khai về quy trình và lịch trình, các mẫu hồ sơ, đấu thầu trong giải quyết các công việc đều được minh bạch và công khai. Điều này giúp choi người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ, nó cũng góp phần xã hội hóa các dịch vụ công cộng nhanh và sâu rộng hơn.
Đến nay đã có 24 quận/huyện và 7 sở, ngành tham gia hệ thống “một cửa điện tử”. Ngoài việc truy cập website và sử dụng điện thoại qua hệ thống một cửa điện tử, người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các quận/huyện, sở, ngành qua hệ thống mã vạch với màn hình cảm ứng. Như vậy, người dân được cung cấp thông tin ở mọi nơi, mọi lúc 24/7 và không phụ thuộc vào tinh thần làm việc hay thái độ của cán bộ, công chức nhà nước.
Không những thế thành phố Hồ Chí Minh còn là đơn vị đi đầu trong cấp phép trực tuyến. Cấp giấy phép qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có trên 50% doanh nghiệp đăng ký trực tuyến. Hình thức phục vụ này đã làm giảm thời gian chờ đợi, đi lại của người dân, giảm được áp lực lên cơ quan cấp phép, đồng thời cũng được giảm áp lực lên giao thông.
Hiện nay, các quận, huyện cấp 52 loại giấy phép thì đã có 50 loại thuộc 6 lĩnh vực được ứng dụng CNTT. Từ lúc nhận hồ sơ, chuyển qua xử lý và cấp giấy phép đều được thực hiện trên mạng máy tính.
Tất cả những sự thay đổi đó hướng đến một nền hành chính phát triển, mang dáng vóc của một nền hành chính phục vụ nhân dân, lấy công dân và tổ chức làm trọng tâm, lấy chất lượng cung ứng dịch vụ làm thước đo cho hiệu quả công việc của các cơ quan công quyền.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở thủ đô Viên Chăn, nước CHDCND Lào
Hiện nay, thủ đô Viên Chăn với các ngành thế mạnh là du lịch, thương mại, công nghiệp. Những ngành nghề đặc biệt phát triển là công nghệ thực phẩm, dệt lụa, đóng đồ gỗ, làm thủ công mỹ nghệ,... Nhờ có đường lối đổi mới nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý mà đã tạo ra luồng sinh khí mới cho kinh tế phát triển, trong đó có các loại hình dịch vụ công với các hàng hóa dịch vụ công cộng phát triển. Cũng từ đó thủ đô Viên Chăn có một hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phát triển ( đường xá, cầu cống, sân bay, nhà ga,...) và hệ thống thông tin liên lạc, các dịch vụ viễn thông không ngừng lớn mạnh và phát triển. Vì vậy, đây sẽ là động lực rất quan trọng để phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có các dịch vụ hàng hóa công cộng thúc đẩy phát triển kinh tế ở thủ đô Viên Chăn.
Trong QLNN đối với dịch vụ công nói chung, đối với các dịch vụ công cộng nói riêng, thủ đô Viên Chăn giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thực hiện, các đơn vị cung ứng dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật, của cơ quan quản lý cấp trên và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể.
Đối với QLNN về văn hóa, giáo dục thì việc thành lập hay đóng cửa một trường học do cơ quan quản lý và trách nhiệm thuộc về người đứng đầu quyết định. Trách nhiệm cung cấp giáo dục bậc tiểu học và trung học thuộc về Chính phủ trung ương. Ngoại trừ chuyển giao việc xây dựng và bảo dưỡng trường học cho các cơ quan ở thủ đô Viên Chăn.
Đối với QLNN về y tế chính quyền ở thủ đô Viên Chăn chịu trách nhiệm về những chức năng y tế đơn giản và thiết thực đối với địa phương (ví dụ: dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và ban đầu được giao cho cấp Phường, Bản); còn cấp cao hơn chịu trách nhiệm đối với những chức năng hoặc những vấn đề y tế có quy mô lớn hoặc có liên quan đến nhiều cấp thẩm quyền (ví dụ: các bệnh viện cấp ba và bệnh viện chuyên khoa chủ yếu thuộc trách nhiệm của Sở Y tế, Bộ Y tế, chính quyền trung ương). Đối với những nhu cầu thiết thân của người dân như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, Chính phủ trung ương tiếp tục trực tiếp cung ứng với sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp.
Đối với chức năng QLNN về lĩnh vực thông tin liên lạc, giao thông vận tải,… giao cho các Sở ban ngành chuyên môn phụ trách theo đúng chức năng và nhiệm vụ quyền hạn được giao, trên cơ sở báo cáo chính quyền thủ đô Viên Chăn mà trực tiếp là UBND thành phố để có sự chỉ đạo trực tiếp và sâu sát nhất.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc học tập kinh nghiệm từ các thành phố lớn, có nhiều thành tựu trong công tác QLNN đối với DVCC là điều cần thiết, không chỉ ở trong nước mà còn ở các thành phố ở nước ngoài có nhiều điểm tương đồng như Việt Nam. Thủ đô Viên chăn của nước Lào và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam là hai thành phố có bước phát triển mạnh mẽ về các loại hình DVCC, điều đó cho thấy công tác QLNN đối với DVCC ở hai thành phố này thực hiện tốt và rất đáng học tập, noi theo. Những bài học đúc kết từ quá trình cải cách, đổi mới trong quản lý và cung ứng dịch vụ công cộng sẽ mở ra hướng đi tiếp theo cho công tác quản lý Nhà nước đối
với DVCC ở tỉnh Xiêng Khoảng. Sau đây là một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn học tập công tác QLNN về DVCC ở tỉnh Xiêng Khoảng:
Một là, xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức nhà nước đủ năng lực,
trình độ, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới, có tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đây là nhân tố quan trọng nhất, hàng đầu hiện nay, bởi vì xét cho cùng thì đây chính là lực lượng nhất quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động cung ứng DVCC. Đồng thời, đội ngũ này cũng chính là những người quản lý các DVCC theo định hướng.
Hai là, tăng cường cơ sở pháp lý, tạo hành lang pháp lý cơ bản và
hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ lên quan đến QLNN về DVCC ( ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách chế độ thể lệ...) đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ công...
Ba là, cần phân định rõ những dịch vụ công cộng do các cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp cung ứng và DVCC do các đơn vị, tổ chức tư nhân,
từ đó cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng tập trung đầu tư thích đáng cho việc cung ứng các DVCC cơ bản, thiết yếu nhất... còn dịch vụ nào có thể chuyển giao thì sẽ chuyển giao cho đơn vị tư nhân thực hiện để giảm tải cho ngân sách nhà nước.
Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng, thiết lập quy trình và phát triển cơ
sở hạ tầng, CNTT đồng bộ trong việc cung ứng các DVCC; hiện đại hoá công
sở nhằm nâng hiệu quả làm việc của CBCC và chất lượng cung ứng DVCC. Hiện nay, mạng internet phát triển, cùng với việc khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng như hiện nay là xu thế hội nhập quốc tế thì việc tăng cường đầu
tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính cần được coi như một trong các giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng DVCC.
Năm là, cải cách chất lượng cung ứng DVCC làm thay đổi nhận thức về
vai trò và chức năng của nhà nước từ quản lý sang hỗ trợ và phục vụ. Mục tiêu của cải cách là lấy yêu cầu của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp làm cơ sở cho những quyết sách của nhà nước với phương châm phục vụ là tiêu chí hàng đầu trong cải cách nền HCNN theo hướng phát triển.
Sáu là, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa dịch vụ công cộng. Xã hội hóa
dịch vụ công cộng đem lại những lợi ích không hề nhỏ. Việc thay đổi nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với các DVCC - lĩnh vực mà trước đây chỉ có Nhà nước đảm trách - thì hiện nay đã đã chuyển giao một phần cho các tổ chức ngoài nhà nước. Có thể kể đến các DVCC như: dịch vụ sự nghiệp công, cung ứng dịch vụ về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao,… đã từng bước được thừa nhận hiệu quả. Điều đó đã từng bước thể hiện tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ dịch vụ công trên phạm vi rộng khắp.
Bảy là, tăng cường giám sát thường xuyên và nghiêm khắc quy trình xử
lý công việc và tinh thần, thái độ của CBCC trong quá trình thực thi công vụ, nêu cao trách nhiệm giải trình và sử dụng các chế tài pháp luật để xử lý vi phạm nhằm tạo ra một nền công vụ minh bạch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, trong chương 1 tác giả đã đi vào trình bày và chỉ ra những khái niệm cơ bản nhất về dịch vụ công, dịch vụ công cộng; bản chất và đặc trưng cũng như nét đặc thù trong công tác QLNN đối với loại hình dịch vụ này; lý do vì sao phải tăng cường QLNN đối với DVCC và sự bức thiết phải quản lý loại hình đặc thù này. Trên cơ sở đó thấy rõ vài trò của nó đối với sự phát triển chung của ngành, lĩnh vực cũng như của địa phương, của mỗi quốc
gia nếu như muốn có được sự phát triển bền vững. Qua đó, có được cái nhìn khái quát nhất về vấn đề QLNN đối với DVCC ở các nước láng giềng cũng như ở thủ đô Viên Chăn. Rút ra được những bài học cơ bản và sát thực tế nhất đối với công tác QLNN đối với DVCC trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để tác giả đi vào phân tích thực trạng công tác QLNN về DVCC trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Khái quát chung về tỉnh Xiêng Khoảng
Xiêng Khoảng (phiên âm tiếng Anh là Xieng Khuang) là một trong 18 tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời đây là một trong 8 tỉnh miền Bắc của Lào. Cách thủ đô Viên Chăn 300km. Tỉnh Xiêng Khoảng có diện tích 16,850 km2, độ cao bình quân là 1200m. Về vị trí địa lý, tỉnh Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phía Đông có chiều dài khoảng 160km, giáp với tỉnh Viên Chăn của Lào về phía Tây Nam. Phía Nam giáp với tỉnh Bo Ly Khăm Xay và tỉnh Xay Xôm Bun với chiều dài 220km. Phía bắc với tỉnh Hủa Phăn có chiều dài 160km. Tỉnh Xiêng Khoảng có những đỉnh núi cao nhất nước Lào, như Phu bia (2.820 m), Phu xao (2.690 m), Phu xamxum (2.620 m), Phu sane (2.218 m), Phu leb (1.761 m). Các sông Nậm Ngừm của Lào, sông Lam của Việt Nam bắt nguồn từ miền Bắc Xiêng Khoảng. Phần lớn là núi cao chiếm 90%, cao bằng chiếm 8%, đồng bằng chiếm 2% diện tích.
Xiêng Khoảng có di tích cánh đồng Chum nổi tiếng, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đây là tỉnh bị ném bom nặng nề nhất. Hiện nay, Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch của địa phương, hàng năm có hàng ngàn lượt khách ghé thăm, trong tương lại, đây sẽ là thế mạnh phát triển của tỉnh nếu như được đầu tư, khai thác hiệu quả, dự báo sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ công cộng.
Thời tiết Xiêng Khoảng có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Với đặc điểm thời tiết này, đây sẽ là những tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nền kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nếu biết tận dụng đặc tính này của thời tiết, kết hợp với cơ cấu câu trồng hợp lý đây sẽ là thế mạnh đáng kể trong việc trồng và phát triển các loại cây, con theo hướng đặc sản phát triển nông sản hàng hóa chất lượng cao.
Xiêng Khoảng có 07 huyện và 01 tỉnh lỵ trong đó có: Phonsavan (còn có tên khác là Pek là tỉnh lỵ của Xiêng Khoảng), Kham, Nong Het, Khoune (còn có tên khác là Xiêng Khoảng), Morkmay, Phou Kout, Phaxay. Trong đó có 55 cụm Bản, 481 bản làng.
Tính đến 31/12/2015, Xiêng Khoảng có 481 bản, 41.443 hộ gia đình, với 250.144 người, trong đó dân số nam khoảng 131.439 người, chiếm 52,54 %, dân số nữ khoảng 118.705 người, chiếm 47,46 %. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh nhìn chung tương đối ổn định.
Toàn tỉnh có 3 dân tộc chính là Lào Lùm, Lào Sung và Lào Thâng, trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm đa số với khoảng 70% dân số toàn tỉnh, Lào Thâng chiếm 25% dân số toàn tỉnh và Lào Thâng chiếm thiểu số với khoảng 5% dân số toàn tỉnh. Lối sống của 3 dân tộc này có sự khác nhau, Lào Lùm phần lớn làm ruộng, làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, làm công chức nhà nước; dân tộc Lào Thâng làm nương, làm rẫy; còn dân tộc Lào Xủng thích trồng trọt và chăn nuôi.
Về lao động, tổng lao động của tỉnh Xiêng Khoảng là 78.621 người, chiếm khoảng 31,43% dân cư của tỉnh, trong đó lao động nam là 66.953 người, chiếm 85,16%; lao động nữ là 11.668 người, chiếm 14,84%.
Những năm gần đây, tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thu hút