Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 82)

6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dịch vụ

dịch vụ công cộng

Trong công tác QLNN đối với các DVCC thì Nhà nước cần phải tỏ rõ là người chủ, là nơi cung ứng gần như toàn bộ các DVCC cho xã hội, điều đó có nghĩa là Nhà nước phải không ngừng tăng cường sự hiện diện của mình trong công tác quản lý, cung ứng DVCC cho xã hội. Đồng thời, hệ thống pháp luật cần đưa ra các quy định rõ ràng, cụ thể, chỉ ra những điều cấm và những điều giới hạn cấm thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ ở những lĩnh vực khác nhau. Quyền tự do, bình đẳng trong sử dụng và thụ hưởng dịch vụ của các chủ thể phải được đảm bảo bằng một hệ thống các quyền tự do. Nhà nước phải đảm bảo được tính thống nhất trong cả nước, tránh hạn chế đáng tiếc đối với các quyền tự do của công dân và các tổ chức.

Trong quản lý xã hội hiện nay ở nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng đặt ra yêu cầu cần có một loạt văn bản pháp luật quy định về các loại hình dịch vụ, chủ thể cung ứng và đối tượng thụ hưởng,…. Như vậy, việc xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp để đảm bảo các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện tốt chức năng QLNN đối với DVCC là nhu cầu cần thiết và chính đáng. Ban hành và hoàn thiện một hệ thống văn bản pháp luật về DVCC là yêu cầu đảm bảo cho công tác QLNN đối với xã hội được tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Đối với công tác QLNN thì công cụ quản lý quan trọng nhất chính là hệ thống pháp luật. Pháp luật là công cụ không thể thiếu được để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội. Hiện nay, cơ chế thị trường đòi hỏi phải có luật cụ thể, rõ ràng, đầy đủ và có hệ thống, có cơ chế tài phán phù hợp... Chính từ những yêu cầu

nói trên mà hiện nay tỉnh Xiêng Khoảng muốn quản lý các hoạt động cung ứng DVCC được hiệu quả thì trước tiên cần có Luật điều chỉnh, sau đó cần có các văn bản hướng dẫn thi hành trong công tác QLNN về DVCC. Ngoài ra, tỉnh Xiêng Khoảng cũng cần có cơ chế riêng để các cơ quan QLNN có chức năng ban hành những văn bản mang tính độc lập để giải quyết những công việc đặc thù và chủ động hơn nữa trong việc thực hiện QLNN đối với DVCC trên địa bàn tỉnh.

Để làm được điều đó, các cấp lãnh đạo đơn vị, cá nhân cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, trong quá trình quản lý cần nắm chắc các dịch vụ mà cơ quan cung ứng cho xã hội, hiểu rõ và tường tận các thuận lợi, khó khăn khi tiến hành quản lý. Từ đó có những báo cáo, rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý, đưa ra những ưu điểm và hạn chế cụ thể, để làm căn cứ đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản QLNN đối với lĩnh vực DVCC còn chưa được điều chỉnh. Như vậy, xuất phát từ tình hình thực tiễn công tác QLNN trên địa bàn tỉnh mà đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản QLNN, đây sẽ là con đường đúng nhất, phản ánh chân thực nhất tình hình hiện nay đối với lĩnh vực quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh xiêng khoảng, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)