6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.2.5. Các công cụ quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Công cụ quản lý của nhà nước đối với dịch vụ công cộng chính là các phương tiện hữu hình hoặc vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng trong hoạt động quản lý cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội.
Thứ nhất, đó là chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát
triển về DVCC để thực hiện các cam kết của Nhà nước với xã hội. Có thể nói
chiến lược phát triển của Nhà nước đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của các loại hình DVCC. Khi DVCC được định hướng, được quy hoạch phát triển thì đây sẽ là những dịch vụ hữu hiệu, trực tiếp đáp ứng yêu cầu của Nhà nước để quản lý xã hội. Các kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn luôn là các giai đoạn phát triển cụ thể, mang tính đình lượng, định tính trong phát triển DVCC ở Lào.
Thứ hai, đó chính là những cam kết của Nhà nước đối với toàn xã hội.
Mỗi một Nhà nước khác nhau, chế độ khác nhau sẽ có những biện pháp, công cụ quản lý nhà nước khác nhau. Tuy nhiên, nhà nước nào cũng phải đảm bảo và cam kết với người dân và xã hội rằng Nhà nước sẽ đảm bảo trên thực tế cung ứng đầy đủ các loại hình dịch vụ cho xã hội, trong đó có các dịch vụ công cộng để ổn định và đảm bảo sự phát triển của Nhà nước, của xã hội.
Thứ ba, Nhà nước dựa vào hệ thống pháp luật để điều chỉnh các vấn đề
có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng DVCC trong xã hội. Đây chính là các ràng buộc mang tính bắt buộc chung mà nhà nước đặt ra, bảo vệ, thực hiện nhằm đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra trên thực tế theo định hướng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn sử dụng công cụ là các chính sách cụ thể để quản lý, thức đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của loại hình dịch vụ nào đó đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với xã hội.
Thứ tư, là bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
trong toàn hệ thống để bảo đảm cung ứng các DVCC. Hiện nay, tổ chức bộ
máy nhà nước ở nước CHDCND Lào đang thực hiện chức năng quản lý hiệu quả và phát triển theo hướng tinh gọn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của Nhà nước, trong đó có chức năng quản lý nhà nước về DVCC. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước không ngừng được nâng cao về trình độ và chất lượng. Đây chính là công cụ quan trọng và mang tính quyết định trong mọi công việc của Nhà nước, có cả công tác QLNN về DVCC, bởi xét đến cùng thì con người vẫn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.
Thứ năm, là phương thức thu hút các nguồn lực của nhân dân trong xã
hội và của các quốc gia khác trong khả năng có thể. Đây được xem là công
cụ mang tính sáng tạo và là bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về DVCC, để có được những nguồn lực tốt nhất thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ.
Thứ sáu, đó là tài sản của Nhà nước nắm trong tay (bao gồm: ngân
sách nhà nước, tài nguyên quốc gia, công khố, kết cấu hạ tầng xã hội, các tổ chức trực tiếp cung ứng DVCC của nhà nước v.v..). Đây được xem là đòn bẩy, nền tảng để tạo điều kiện cho DVCC phát triển.
Thứ bảy, nhà nước phải sử dụng tới hệ thống thông tin trong quản lý
DVCC một cách thông suốt, minh bạch, hai chiêu, thuận tiện cho việc quản lý nhạy bén của nhà nước, loại bỏ được các ách tắc không đáng có và tiếp thu kịp thời nhũng ý kiến phản hồi của nhân dân, của các đối tượng quản lý và cả của những người, những tổ chức sử dụng dịch vụ.
Như vậy, việc sử các công cụ quản lý nhà nước như trên theo hướng nào và cách nào nó còn phụ thuộc vào nhà quản lý, đặc biệt là nhà lý cấp cao. Tuy nhiên, trên góc độ quản lý nhà nước, chúng ta có thể sử dụng công cụ nào, mức độ ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song phổ biến hiện nay ở
các nhà nước, các chính quyền đều sử dụng đồng bộ các công cụ nói trên thành tổng thể các công cụ để điều chỉnh các loại hình DVCC.