buộc cấp tỉnh
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách về BHXH bắt buộc luôn xãy ra tình trạng trốn đóng BHXH bắt buộc; chậm đóng BHXH bắt buộc; chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH bắt buộc; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện chính sách về BHXH bắt buộc; sử dụng quỹ BHXH bắt buộc không đúng quy định; cản trở, gấy khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, người SDLĐ. Do đó, nhằm ngăn chặn những sai phạm trên, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được chú trọng trong quá trình triển khai song song với các nhiệm
vụ khác về BHXH bắt buộc. Vì vây, trên địa bàn tỉnh công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu, chi BHXH bắt buộc được thực hiện bởi các cơ quan sau đây:
- Thanh tra của Sở Lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về thanh tra.
- Thanh tra của Sở Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính BHXH theo quy định của pháp luật về thanh tra.
- Cơ quan BHXH tỉnh thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN và BHYT theo quy định của Luật BHXH và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến Quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Hình thành hệ thống chuẩn mực, thống nhất trong quá trình tổ, chức thực hiện. - Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước về BHXH bắt buộc càng rỏ ràng, chi tiết, đi vào cuộc sống của NLĐ, thực hiện càng thiết thực, thể hiện đúng bản chất của nó thì việc nhà nước quản lý càng thuận tiện, dễ dang hơn.
- Tạo hành lang pháp lý cho NLĐ, người SDLĐ và các cơ quan, ban ngành có liên quan về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, đảm bảo tính công bằng, minh bạch.
1.3.2. Sự phát triển của kinh tế-xã hội
Đối với địa phương có nền kinh tế, xã hội ổn định và phát triển thì việc thực thi chính sách ASXH về BHXH bắt buộc có sự thuận lợi hơn, như có nhiều lao động có việc làm, tăng thu nhập, người SDLĐ sẽ quan tâm nhiều hơn đến NLĐ thì việc tăng trưởng quỹ BHXH bắt buộc một cách bền vừng sẽ mang đến việc thực hiện chính sách ASXH ổn định và lâu dài
1.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và người lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Người SDLĐ có trách nhiệm chấp hành pháp luật về BHXH bắt buộc đối với NLĐ trong việc đóng và tham gia đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ, lập hồ sơ để cho NLĐ được cấp sổ BHXH, hưởng chế độ BHXH bắt buộc theo đúng quy định. Trách nhiệm này nếu người SDLĐ chấp hành tốt thì việc thực thi chính sách BHXH bắt buộc được thông suốt,
- Về phía NLĐ chấp hành việc đóng BHXH bắt buộc theo đúng quy định, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin cho người SDLĐ để đảm bảo thông tin quản lý của người SDLĐ và cơ quan quản lý về BHXH bắt buộc.
1.3.4. Cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Để quản lý tốt về BHXH bắt buộc cần phải có sự hoạt động đồng bộ, vận hành thông suốt từ Trung ương đến địa phương; sự phối hợp nhịp nhàng, phân công nhiệm vụ rỏ ràng, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan. Sự vào cuộc một cách quyết liệt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
1.4. Kinh nghiệm Quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số địa phƣơng
1.4.1. Kinh nghiệm Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số địa phương địa phương
1.4.1.1. Tỉnh Quảng Bình
- Quản lý nhà nước về Thu BHXH bắt buộc
Theo Báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019, trong năm 2018 BHXH tỉnh Quảng Bình công tác thu, phát triển đối tương tham gia BHXH, BHYT, BHTN tiếp tục được chú trọng thực hiện, đạt tăng trưởng khá so với năm 2017, và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch UBND tỉnh, BHXH Việt nam giao, cụ thể:
+ Tham gia BHXH, BHYT bắt buộc: 68.151 người, tăng 1.766 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,42% kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
+ Tham gia BHXH tự nguyện: 7.506 người, tăng 2.317 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 113,57% kế hoạch BHXH Việt Nam giao, và đạt 112,7% kế hoạch UBND tỉnh giao.
- Tham gia BHTN: 56.879 người, tăng 1.201 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,42% kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
- Tham gia BHYT: 835.264 người (bao gồm 11.599 thân nhân quân đội tham gia BHYT), tăng 1.420 người so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,53% kế hoạch BHXH Việt Nam giao và đạt tỷ lệ bao phủ dân số là 94,1%.
Công tác khai thác, phát triển đối tượng của BHXH tỉnh Quảng Bình năm sau, cao hơn năm trước đó chính là nhờ BHXH tỉnh tổ chức và chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, BHTN bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; nội dung tuyên truyền có chiều sâu, phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau về nghề nghiệp, trình độ, thu nhập, địa bàn.
Trong năm, toàn tỉnh thu được 1.705.547 triệu đồng, đạt 101,84% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, trong đó: Thu BHXH bắt buộc và lãi chậm đóng được878.130 triệu đồng, thu BHTN được 58.760 triệu đồng, thu BHXH tự nguyện được30.472 triệu đồng, thu BHYT được 738.185 triệu đồng. Tổng số nợ đến hết tháng 12/2018 là 144.664 triệu đồng, chiếm 8,63% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, giảm 1,15% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn0,01% so với chỉ tiêu giảm nợ đọng BHXH Việt Nam giao đến hết năm 2018.
- Công tác giải quyết các chế độ BHXH
Trong năm, đã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hưởng chế độ BHXH chính xác, kịp thời và đúng đối tượng theo quy định, cụ thể:
+ BHXH hằng tháng 1.435 người, trong đó: hưởng chế độ hưu trí 1.040 người, chế độ tử tuất 353 người, tai nạn lao động 41 người, trợ cấp phục vụ 01 người. Đếnhết tháng 12/2018, BHXH tỉnh thực hiện quản lý và chi trả cho 45.898 người hưởnglương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng; việc chi trả đảm bảo đúng, đủ, kịp thời,thuận lợi đem đến sự hài lòng cho người thụ hưởng.
+ Hưởng trợ cấp một lần 6.121 người, trong đó: trợ cấp BHXH một lần 3.627 người, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu 685 người, trợ cấp tai nạn lao động 23 người,trợ cấp chết do TNLĐ 10 người, trợ cấp tuất 538 người, mai táng phí 811 người, trợcấp khu vực 427 người.
+ Hưởng BHTN 3.628 người.
+ Chế độ BHXH ngắn hạn: 31.890 lượt người với tổng số tiền thanh toán 121.502,278 triệu đồng, giảm 3.000 lượt người, tương ứng giảm 4.210,713 triệu đồng tiền thanh toán, trong đó: Chế độ ốm đau 21.993 lượt người với số tiền
thanhtoán 17.236,715 triệu đồng; Chế độ thai sản 6.613 lượt người với số tiền thanh toán97.265,300 triệu đồng; Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ 3.284 lượt người vớisố tiền thanh toán 7.000,262 triệu đồng.
- Công tác thanh tra, kiểm tra
BHXH tỉnh đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đúng theo quy định và kế hoạch BHXH Việt Nam giao, góp phần thực hiện nghiêm chính sách BHXH, BHYT, BHTN và bảo vệ quyền lợi của người tham gia.
Trong năm, BHXH tỉnh thực hiện kiểm tra nội bộ 04 BHXH huyện, đạt 100% kế hoạch BHXH Việt Nam; Thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN 78 đơn vị SDLĐ, đạt 104% kế hoạch BHXH Việt Nam; Thanh tra đột xuất chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN 10 đơn vị SDLĐ; Kiểm tra 291 đơnvị SDLĐ, đạt 485% kế hoạch BHXH Việt Nam; Kiểm tra 112 đại lý thu, chi trả, đạt187% kế hoạch BHXH Việt Nam; phối hợp với các sở, ban, ngành kiểm tra liênngành 35 đơn vị, đạt 130% kế hoạch BHXH Việt Nam; Kiểm tra 04 cơ sở KCBBHYT, đạt 100% kế hoạch BHXH Việt Nam; Kiểm tra đột xuất 05 cơ sở KCBBHYT.
Qua thanh tra, kiểm tra đã chấn kịp thời các đơn vị trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Đặc biệt, đề nghị đăng ký tham gia BHXH đối với 253 lao động, điều chỉnh tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN 634 lao động; thu hồi được 31,2 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN; xử phạt vi phạm hành chính 12 chủ sử dụng lao động, chuyển hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xử phạt 04 chủ sử dụng lao động; thu hồi 84,6 triệu đồng tiền chi BHXH sai quy định; thu hồi về quỹ KCB BHYT 5,8 tỷ đồng, không chấp nhận thanh toán 7,7 tỷ đồng và chưa chấp nhận thanh toán 24,7tỷ đồng tiền chi KCB BHYT. Trong năm, BHXH tỉnh đã hoàn thành việc khắc phụccác sai phạm sau thanh tra, kiểm tra kịp thời theo đúng quy định. [2]
1.4.1.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối mặt với hàng loạt khó khăn nhưng nhờ sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của công chức, viên chức, nhân viên, nhất là dấu ấn của công tác chỉ đạo, điều hành đã giúp BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế vượt thách thức để về đích với những kết quả ấn tượng. Đó là đánh giá chung tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức truyền thông đã góp phần rất lớn làm thay đổi và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và mọi người dân trong việc thực thi, chấp hành các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT. Năm 2018, Số người tham gia BHXH bắt buộc là 119.409 người, đạt 100,01% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 4,13% so với năm 2017. Số người tham gia BHXH tự nguyện là 3.397 người, đạt 136,59% so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao, tăng 116,78% so với năm 2017. Số người tham gia BHYT là 1.145.476 người, đạt trên 98% độ bao phủ BHYT toàn dân. Theo đó tổng số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN là 2.777 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 100,21% so với kế hoạch thu được BHXH Việt Nam giao, tăng 232 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,13% so với năm 2017. Tỷ lệ nợ chiếm 2,8% so với kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao, hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ nợ BHXH Việt Nam giao (3,38%).
BHXH tỉnh đã giải quyết 1.653 hồ sơ hưởng các chế độ BHXH cho 7.815 đối tượng hưởng. Xét duyệt để giải quyết chế độ ngắn hạn trên 102.000 lượt người với số tiền 226,2 tỷ đồng. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sử dụng lao động thanh quyết toán kịp thời các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho NLĐ. Đảm bảo tốt công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng thụ hưởng thông qua thẻ ATM và triển khai thực hiện công tác quản lý người hưởng, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống bưu điện.
BHXH tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 178 đơn vị, đạt tỉ lệ 111% so với kế hoạch năm BHXH Việt Nam giao. Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT được đẩy mạnh với nhiều hình thức, trong đó đực biệt chú trọng việc phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương tổ chức nhiều chương trình đối thoại, thực hiện các tin, bài, phóng sự tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT. [3]
1.4.2. Bài học từ kinh nghiệm Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là cấp uỷ, chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách BHXH tại địa phương, nhất là việc chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc phải gắn chặt với mục tiêu phát triển đối tượng, coi đó như là một chỉ tiêu về lĩnh vực xã hội. Để làm được điều này, cần xây dựng nội dung tuyên truyền, đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên thực sự có chất lượng để nâng cao hiệu quả các cuộc tuyên truyền tại cơ sở, giúp chủ SDLĐ và NLĐ hiểu được tính ưu việt của chính sách BHXH từ đó tích cực tham gia.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giải quyết chế độ về BHXH bắt buộc. Tăng cường quản lý và tổ chức chi trả kịp thời, đúng chế độ BHXH đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng.
Tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN bắt buộc; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra các đơn vị, DN đang cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH, chưa tham gia đầy đủ cho số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, BHTN; kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm. Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại, thắc mắc của công dân liên quan đến chế độ, chính sách BHXH bắt buộc.
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều quy định kiểm soát việc tham gia BHXH cho NLĐ của chủ SDLĐ nhưng vẫn tồn tại tình trạng trốn đóng BHXH xảy ra ở hầu hết các địa phương, ngày càng nhiều và phổ biến nhất vẫn ở DN ngoài quốc doanh. Thực trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực BHXH, tới quyền và lợi ích cho NLĐ, đảm bảo công bằng xã hội. Việc hình sự hóa hành vi trốn đóng BHXH BHYT, BHTN cho NLĐ đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, bảo vệ các quan hệ pháp luật, quy định trong lĩnh vực lao động được nghiêm chỉnh thực thi.
Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở khoa học quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc liên quan đến khái niệm, mục tiêu, đặc điểm, vai trò, chức năng của BHXH; cơ quan quản lý nhà nước về BHXH; Khái niệm về BHXH bắt buộc, các chế độ về BHXH bắt buộc và nội dung quản lý về BHXH bắt buộc.
Qua đó, tác giả đã nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng nhất định đến công tác QLNN về BHXH bắt buộc. Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước ở một số địa phương như Tỉnh Quảng Bình, tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm đến công tác quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị nằm trên tọa độ địa lý từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc, 106032 đến 107034 kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và Salavan, nước CHDCND Lào.
- Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
- Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt