1.3.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Hình thành hệ thống chuẩn mực, thống nhất trong quá trình tổ, chức thực hiện. - Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước về BHXH bắt buộc càng rỏ ràng, chi tiết, đi vào cuộc sống của NLĐ, thực hiện càng thiết thực, thể hiện đúng bản chất của nó thì việc nhà nước quản lý càng thuận tiện, dễ dang hơn.
- Tạo hành lang pháp lý cho NLĐ, người SDLĐ và các cơ quan, ban ngành có liên quan về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, đảm bảo tính công bằng, minh bạch.
1.3.2. Sự phát triển của kinh tế-xã hội
Đối với địa phương có nền kinh tế, xã hội ổn định và phát triển thì việc thực thi chính sách ASXH về BHXH bắt buộc có sự thuận lợi hơn, như có nhiều lao động có việc làm, tăng thu nhập, người SDLĐ sẽ quan tâm nhiều hơn đến NLĐ thì việc tăng trưởng quỹ BHXH bắt buộc một cách bền vừng sẽ mang đến việc thực hiện chính sách ASXH ổn định và lâu dài
1.3.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động và người lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Người SDLĐ có trách nhiệm chấp hành pháp luật về BHXH bắt buộc đối với NLĐ trong việc đóng và tham gia đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ, lập hồ sơ để cho NLĐ được cấp sổ BHXH, hưởng chế độ BHXH bắt buộc theo đúng quy định. Trách nhiệm này nếu người SDLĐ chấp hành tốt thì việc thực thi chính sách BHXH bắt buộc được thông suốt,
- Về phía NLĐ chấp hành việc đóng BHXH bắt buộc theo đúng quy định, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin cho người SDLĐ để đảm bảo thông tin quản lý của người SDLĐ và cơ quan quản lý về BHXH bắt buộc.