Thực hiện theo Chương trình số 70-CTHĐ/TU ngày 02/7/2013 về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 23/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 3491/KH-
UBND ngày 21/10/2013 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70- CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tiếp đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 2241/KH-UBND ngày 14/6/2016 về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Trị trong hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
Chính vì vậy, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 21- NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, rất cần sự vào cuộc của các ngành, các cấp chung tay cùng ngành BHXH tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quyền và lợi ích của việc tham gia BHXH, BHYT, đẩy nhanh diện bao phủ BHXH, BHYT; phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; có khoảng 40% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp có trên 90% dân số tham gia BHYT theo Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đề ra. Trên tinh thần đó, BHXH tỉnh Quảng Trị ngoài bám sát các văn bản nêu trên còn thực hiện theo sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam để xấy dựng, ban hành chương trình, kế hoạch định hương phát triển BHXH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 40% lực lượng lao động tham gia BHTN và trên 92% dân số tham gia BHYT.
- Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ BHXH, quỹ BHYT nhằm bảo đảm quỹ BHXH cân đối trong dài hạn, quỹ BHYT cân đối hàng năm.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy BHXH của Tỉnh, nâng cao năng lực quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức thực hiện, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của chính sách BHXH, BHYT.
- Tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng theo Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn Tỉnh; mỗi công dân tham gia BHXH, BHYT được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các BHXH, BHTN, BHYT tế một cách chính xác và thuận tiện.
- Hoàn thiện hạ tầng CNTT (mạng máy tính, máy chủ, máy trạm, an ninh mạng, trung tâm dữ liệu ngành và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet) để giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, BHYT.
3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị
3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội bắt buộc
3.2.4.1. Về tình hình tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Kịp thời tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, SDLĐ, NLĐ và mỗi người dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH.
- Công tác thông tin, truyền thông năm 2019 cần bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành BHXH trong từng tháng, quý để cụ thể hóa thành các hoạt động phù hợp với từng giai đoạn; phải tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương, giữa cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền trong toàn hệ thống của Ngành BHXH.
- Quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và sâu sắc trong toàn hệ thống những chỉ đạo của lãnh đạo BHXH Việt Nam về công tác thông tin, truyền thông trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN với phương châm “Mỗi cán bộ, công chức, viên chức của Ngành là một tuyên truyền viên tích cực”.
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về quyền lợi và nghĩa vụ mức đóng, mức hưởng, phương thức tham gia, thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Công tác thông tin, truyền thông phải được tiến hành chủ động, bền bỉ, thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp; đổi mới về hình thức, phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động tỉnh, Cục thuế tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát tất cả các cơ quan, tổ chức, DN, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động
(nhất là các DN ngoài quốc doanh), yêu cầu họ cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT, BHTN, trên cơ sở đó xác định rõ đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.
3.2.4.2. Về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thời gian qua, việc thực hiện chính sách BHXH đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đảm bảo ASXH, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội theo định hướng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn xuất hiện tình trạng nhiều DN cho NLĐ thôi việc với số lượng lớn, khiến họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn và rất khó tìm được việc làm mới, trong khi trước mắt không có điều kiện để tiếp tục tham gia BHXH, tích lũy thời gian đóng BHXH cho đủ điều kiện hưởng lương hưu, dẫn đến yêu cầu nhận BHXH một lần tăng cao, ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo ASXH lâu dài cho NLĐ. Bên cạnh đó, trên một số trang mạng xã hội gần đây lan truyền thông tin chưa đầy đủ và không chính xác về so sánh quyền lợi giữa việc tham gia bảo hiểm thương mại và gửi tiền tiết kiệm với quyền lợi khi tham gia BHXH, tạo tâm lý bất an về chính sách BHXH; một bộ phận NLĐ, do không nắm được những quy định của chính sách BHXH nên còn băn khoăn, lo lắng về tính ổn định của chính sách do những thay đổi của chính sách BHXH từ ngày 01/01/2018.
Để NLĐ hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia BHXH cũng như việc bảo lưu, tích lũy thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, đảm bảo an sinh bền vững; đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật BHXH, BHYT, BHTN của người sử SDLĐ trong việc đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH đối với NLĐ, Chính vì vậy, cả hệ thống chính trị nói chung và Ngành BHXH nói riêng phải tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHXH.
Trong đó, về hình thức, đối tượng truyên truyền phối hợp với Sở LĐTB&XH, Liên đoàn Lao động tỉnh, các DN, Hiệp hội DN tăng cường tổ chức các hội nghị đối thoại, tọa đàm với NLĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất về chính sách BHXH; phối hợp với Đài truyền hình và các cơ quan quan báo chí, phát thanh ở địa phương tăng thời lượng phát sóng về các tin, bài, phóng sự, các buổi tọa đàm về chính sách
BHXH; cung cấp thông tin định kỳ về tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn cho các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí ở địa phương.
Về nội dung tuyên truyền, cần tập trung tuyên truyền về những quy định của mới của Luật BHXH năm 2014 áp dụng từ ngày 01/01/2018 và tác động của nó đối với đời sống xã hội (bao gồm: phạm vi mở rộng đối tượng tham gia, việc thay đổi cách tính lương hưu, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện); đi sâu phân tích lợi ích thiết thực của việc tham gia BHXH, tích lũy thời gian tham gia BHXH thông qua việc tiếp tục tham gia BHXH hội bắt buộc hoặc tự nguyện cho đủ điều kiện để hưởng lương hưu cũng như những bất lợi mà NLĐ phải gánh chịu khi nhận BHXH một lần; so sánh, làm rõ những ưu điểm vượt trội của việc tham gia BHXH để hưởng lương hưu với tham gia bảo hiểm thương mại hoặc gửi tiền tiết kiệm.
3.2.2. Kiện toàn công tác tổ chức bộ máy
Một trong 5 mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển đất nước. Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả. Đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn nữa để thực hiện thành công mục tiêu, chương trình và những giải pháp về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đây là chìa khóa để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Trước yêu cầu đặt ra nêu trên và mục tiêu đặt ra cho ngành BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 23/11/2012 của Bộ Chính trị là “xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra cho toàn ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Quảng Trị nói riêng là kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục
vụ, giảm phiền hà cho người tham gia BHXH, BHYT. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong lĩnh vực BHXH, BHYT; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH, BHYT. Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngành BHXH cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, đội ngũ công chức, viên chức của BHXH tỉnh phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của nhà nước.
- Về trình độ và năng lực: Có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: có đầy đủ các kiến thức cơ bản trên các lĩnh vực lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kiến thức chuyên môn và kiến thức cần thiết để xử lý tình huống xảy ra. Có đủ năng lực, là các kỹ năng thực hiện công việc, tinh thần, thái độ, động cơ làm việc đúng đắn, có quy trình làm việc hiệu quả và có sức khỏe tốt.
- Có tinh thần đoàn kết hợp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp cao, tôn trọng tập thể, gắn bó, tận tụy phục vụ nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ: Phải có số lượng thích hợp, cơ cấu về ngạch bậc, trình độ, tuổi tác, giới tính và dân tộc đồng bộ và hợp lý. Phải đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới.
- Chất lượng đội ngũ công chức viên chức: Đến năm 2020, ít nhất 10% viên chức có trình độ sau đại học; 80% có trình độ Đại học; 10% có trình độ cao cấp lý
luận chính trị; 30% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 100% công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch.
Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đến năm 2020, BHXH tỉnh xác định một số định hướng sau:
- Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị; tiếp tục cải tiến quy trình công tác nhân sự của Đảng, cơ quan và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Mở rộng và phát huy dân chủ trong công tác tổ chức cán bộ.
- Đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ.
- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng cán bộ; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, công tâm; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ.
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp, nhất là cấp chiến lược trong tổ chức; đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ vào nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, nhất là với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức, đưa công tác này trở thành nền nếp thường xuyên trong công tác cán bộ. Tạo ra những công chức, viên chức giỏi nhiều việc, biết nhiều việc và tăng cường chuyển đổi vị trí việc làm để sắp xếp, bố trí hợp lý, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.
- Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, chú trọng
bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cả trong và ngoài Đảng.
- Cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo yêu cầu tăng cường chất lượng, tinh giản biên chế, đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển của Ngành đến năm 2020, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý, các ngạch, bậc công chức, viên chức; giữa các độ tuổi, địa bàn, lĩnh vực công tác; tăng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, con gia đình có công cách mạng; khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ.