Những khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh quảng trị (Trang 71 - 73)

2.4.2.1. Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Luật BHXH năm 2014, chưa quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người chủ DN của Công ty TNHH một thanh viên và chủ của Hộ SXKD cá thể không hưởng tiền lương. Theo số liệu Bảng 2.1 năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 2.511 DN ngoài quốc doanh và 45.233 hộ kinh doanh cá thể có thể nói đây là nguồn thu và phát triển đối tượng tham gia khá đông, nhưng trong khi đó Luật BHXH năm 2014 không điều chỉnh, đưa đối tượng này vào quy định thu BHXH bắt buộc, dẫn đến làm ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ bao phủ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn của Tỉnh.

2.4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc của tỉnh

- Công tác sắp xếp công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo vị trí việc làm còn bất cập, viên chức làm việc ở BHXH huyện thị xã, thành phố còn kiêm nhiệm thêm nhiều công việc chuyên môn khác.

- Công tác quy hoạch cán bộ còn mang tính hình thức nên dẫn đến khi bổ nhiệm có một số viên chức không đủ điều kiện, tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm

2.4.2.3. Nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc cấp tỉnh

- Công tác tuyển dụng còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được bộ tiêu chí tuyển dụng cho các vị trí việc làm nên trong tuyển dụng chưa đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên vào các vị trí công việc cụ thể. Tuyển dụng bằng hình thức thi viết chỉ đánh giá được trình độ của người dự tuyển mà chưa đánh giá được động cơ, thái độ làm việc và những kỹ năng cần thiết khác. Chính sách thu hút nhân tài chưa được chú trọng, nên thiếu sức thu hút, nhiều vị trí không tuyển dụng được cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu. Việc tổ chức thi tuyển không thường xuyên nên không đáp ứng kịp thời nhu cầu tuyển dụng của BHXH tỉnh. Để khắc phục tình trạng này, BHXH Việt Nam cho phép BHXH tỉnh thực hiện ký hợp đồng tạm tuyển trong chỉ tiêu biên chế, tuy nhiên việc ký hợp đồng tạm tuyển trong thời gian dài ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động và vi phạm quy định về hợp đồng lao động.

- Việc phân công, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức chưa hiệu quả. Mỗi đơn vị bố trí cán bộ căn cứ theo các tiêu chí khác nhau, phân công công việc chưa phù hợp với năng lực trình độ, chưa công bằng dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc chưa cao

2.4.2.4. Công tác tuyên truyền.

Trải qua 23 năm thành lập và phát triển, BHXH tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm, nỗ lực tổ chức công tác tuyên truyền đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống; vai trò, vị trí trụ cột chính quan trọng của BHXH, BHYT từng bước được khẳng định trong hệ thống chính sách ASXH, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền trong toàn Tỉnh còn hạn

chế, hiệu quả chưa cao, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ và sự quan tâm đầu tư; việc tổ chức thực hiện chưa có tính chiến lược; đôi khi còn thụ động, lúng túng, xử lý theo tình huống, sự vụ; công tác phối hợp trong hệ thống chưa thật sự chặt chẽ, thiếu đồng bộ; phương pháp thực hiện còn thiếu tính chuyên nghiệp, chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển của CNTT, truyền thông xã hội...

2.4.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc cấp tỉnh

Qua quá trình thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 192 lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian, với tổng số tiền đã truy đóng BHXH, BHTN, BHYT và tiền lãi phát sinh do chậm đóng 1,382 triệu đồng (trong đó: số tiền đã truy đóng là: 1,223 triệu đồng; Số tiền lãi chậm đóng là: 160 triệu đồng) của các đơn vị trong và sau thanh kiểm tra, Xử lý thu hồi, nộp quỹ BHXH, BHYT tại các đơn vị được kiểm tra do chi trả sai chế độ quy định với tổng số tiền trên 1,122 triệu đồng.

Đáng nói là tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, đơn vị, như giả mạo chứng từ, mua bán, cấp khống giấy tờ, khai khống hồ sơ hưởng chế độ để trục lợi quỹ ốm đau, thai sản; gian lận vừa đi làm, vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp; chỉ định thuốc, xét nghiệm quá mức cần thiết, lập hồ sơ khám, chữa bệnh khống để thanh toán, hay người có thẻ BHYT lợi dụng chính sách thông tuyến để đi khám, chữa bệnh nhiều lần tại nhiều cơ sở khám, chữa bệnh trong thời gian ngắn…[1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh quảng trị (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)