Hằng năm, BHXH tỉnh đã bám sát quy định của pháp luật, quy định hướng dẫn của BHXH Việt Nam về công tác thanh tra, kiểm tra và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; tranh thủ sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh và tăng cường phối hợp với
các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh để tổ chức thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị của công dân trong việc thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT. BHXH tỉnh đã tổ chức thực hiện nghiêm túc
công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ và đột xuất của lãnh đạo; niêm yết công khai nội quy tiếp công dân, lịch tiếp công dân tại Phòng Tiếp công dân và đăng tải trên Website BHXH tỉnh để các tổ chức, công dân được biết và liên hệ.
Ban hành Kế hoạch thanh tra chuyên ngành, xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác cấp, quản lý và sử dụng Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, công tác khám, chữa bệnh và quản lý quỹ khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Y tế, Sở LĐTN&XH, Cục Thuế xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và tiếp công dân theo Quyết định số 1518/QĐ-BHXH ngày 18/10/2016 về ban hành Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT và hoạt động kiểm tra của BHXH Việt Nam và Quyết định số 868/QĐ-BHXH ngày 08/6/2016 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy định tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tổ cáo của BHXH Việt Nam.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật BHXH số 58/2014/QH13, thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Luật BHXH số 58/2014/QH13, so với Luật BHXH số 71/2006/QH11 có một số nội dung mới, gồm: Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm; hoàn thiện các chế độ chính sách BHXH; đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng BHXH của NLĐ ở các thành phần kinh tế; đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng, sự bền vững của hệ thống BHXH; tổ chức thực hiện minh bạch, đơn giản, thuận tiện hơn. Qua đó, BHXH tỉnh Quảng Trị thực hiện theo các văn bản
hướng dẫn của Luật BHXH năm 2014 đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị liên qua như Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động tỉnh, Chi cục thuế tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia triển khai phát triển thêm 03 nhóm đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng;
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định. Dẫn đến kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2015- 2018, năm sau luôn cáo hơn năm trước, hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được BHXH Việt Nam giao.
2.4.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc của tỉnh
Hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh hiện nay đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bộ máy tương đối gọn nhẹ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị trong tổ chức bộ máy BHXH tỉnh đã được quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ, hạn chế tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo sự chỉ đạo thông suốt từ tỉnh đến huyện.
Việc thực hiện chủ trương phân cấp mạnh mẽ giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện về một số nhiệm vụ đã phát huy tính chủ động và đề cao trách nhiệm quản lý của BHXH huyện, đồng thời tạo điều kiện cho BHXH tỉnh kịp thời chỉ đạo, điều hành và kiểm tra việc thực hiện của BHXH huyện.
BHXH tỉnh đã chú trọng thực hiện tuyển dụng, phân công, bố trí công việc cho đội ngũ công chức, viên chức theo vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức.
Chú trọng việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ. Cụ thể như sau:
- Giám đốc BHXH tỉnh:
Quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của Ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Trực tiếp chỉ đạo một số lĩnh vực công tác sau:
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh về kết quả hoạt động của đơn vị theo định kỳ, đột xuất và khi có yêu cầu.
+ Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
+ Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Công tác tổ chức, biên chế, công tác cán bộ, công tác kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thi đua, khen thưởng, công tác quân sự địa phương, công tác thanh niên, công tác bình đắng giới, thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức; Công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tài sản, công tác kế toán của BHXH tỉnh; Công tác thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh, công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ, chính sách về BHXH, BHTN, BHYT và quản lý tài chính trong hệ thống BHXH tỉnh.
+ Trực tiếp phụ trách các Phòng chức năng: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra - Kiểm tra.
+ Tham gia Hội đồng Giám định y khoa tỉnh Quảng Trị. - Một (01) Phó Giám đốc:
+ Giúp Giám đốc trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Công tác thu BHXH, BHTN, BHYT; Công tác quản lý các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT; Công tác giải quyết các chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện; Công tác quản lý đối tượng hưởng các chế độ: BHXH, BHTN, BHTNLĐ- BNN và những công tác đột xuất khác được Giám đốc ủy quyên, phân công.
+ Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực phụ trách.
+ Trực tiếp phụ trách các Phòng chức năng: Quản lý thu, Chế độ BHXH. - Một (01) Phó Giám đốc:
+ Giúp Giám đốc trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Câp sô BHXH, thẻ BHYT; Việc ghi, xác nhận quá trình đóng, chôt số BHXH cho người tham gia BHXH, BHTN và những thay đôi trong việc đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN của đôi tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN; Công tác phát triển đôi tượng tham gia và công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ-BNN; Công tác Tổng hợp, hành chính, văn thư, quản trị, ISO, tuyên truyện, pháp chế và những công tác đột xuât khác được Giám đồc ủy quyên, phân công.
+ Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, ứng dụng CNTT vào lĩnh vực phụ trách.
+ Là phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của BHXH tỉnh Quảng Trị. + Trực tiếp phụ trách các phòng: Cấp số, thẻ; Khai thác và thu nợ; Văn phòng. - Một (01) Phó Giám đốc:
+ Giúp Giám đốc trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Công tác giải quyết CĐCS BHYT; Công tác tiệp nhận hỗ sơ và trả kết quả giải quyết; tư vấn chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; lưu trữ hỗ sơ hưởng BHXH và hồ sơ nghiệp vụ; Công tác phát triển, ứng dụng CNTT vào hoạt động của hệ thống BHXH tỉnh; công tác bình đăng giới và vì sự tiên bộ phụ nữ và những công tác đột xuất khác được Giám đôc ủy quyên, phân công.
+ Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, ứng dụng CNTT vào lĩnh vực phụ trách.
+ Trưởng Ban biên tập trang thông tin điện tử (Website) của BHXH tỉnh Quảng Trị.
+ Trực tiếp phụ trách các Phòng chức năng: Giám định BHYT, Tiếp nhận và Trả kêt quả thủ tục hành chính, CNTT.
- Trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ và Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH các huyện thị xã thành phố tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn theo phân cấp quản lý đúng quy định.
2.4.1.3. Nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc cấp tỉnh
BHXH tỉnh thực hiện đúng quy định của BHXH Việt Nam về việc tuyển dụng viên chức. Thực hiện tuyển dụng đúng số chỉ tiêu cần tuyển theo biên chế được giao, biên chế do nghỉ hưu, chuyển công tác, biên chế đang hợp đồng làm việc về chuyên môn nghiệp vụ trong chỉ tiêu biên chế tại đơn vị. Đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Thực hiện thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định.
Việc phân công, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức viên chức và thuộc thẩm quyền Giám đốc BHXH tỉnh. Tuy nhiên, việc phân công công việc hiện tại, thủ trưởng các đơn vị tự chủ động bố trí và chưa có sự thống nhất trong việc phân công công việc. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, thuyên chuyển...đối với cán bộ quản lý thực hiện đúng quy trình, quy định của BHXH Việt Nam tại Quyết định 139/QĐ-BHXH ngày 01/02/2010, đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ quản lý theo quy định tại Quyết định 1400/QĐ-BHXH ngày 01/12/2009 và Quyết định số 174/QĐ-BHXH ngày 07/02/2013 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Hiện nay số lượng cán bộ quản lý của BHXH tỉnh là 46 người, còn thiếu 14 cán bộ quản lý theo cơ cấu cán bộ quản lý đã được BHXH Việt Nam phê duyệt (không kể các chức danh quản lý các Tổ nghiệp vụ).
- Về số lượng và cơ cấu:
Với tổng số 249 công chức, viên chức và lao động hợp đồng (tính đến ngày 31/12/2018). Trong đó, công chức 04 người, chiếm tỷ lệ 1,6%; viên chức 197 người, chiếm tỷ lệ 79,1%; lao động hợp đồng (bao gồm lao động hợp đồng 68 và lao động hợp đồng tạm tuyển) 48 người chiếm tỷ lệ 19,3%.
Bảng 2.1: Bảng số lƣợng, cơ cấu công chức, viên chức, lao động giai đoạn 2015-2018. Số
TT Cơ cấu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ 1 Tổng số 250 100 249 100 250 100 249 100 1.1 Công chức 3 1,2 3 1,2 4 1,6 4 1,6 1.2 Viên chức 202 80,8 198 79,5 201 80,4 197 79,1 1.3 Lao động 45 18 48 19,3 45 18 48 19,3 2 Giới tính 250 100 249 100 250 100 249 100 2.1 Nam 114 45,6 111 44,6 114 45,6 111 44,6 2.2 Nữ 136 54,4 138 55,4 136 54,4 138 55,4 3 Độ tuổi 250 100 249 100 250 100 249 100 3.1 Dưới 30 84 33,6 59 23,7 84 33,6 59 23,7 3.2 Từ 30-50 140 56 151 60,6 140 56 151 60,6 3.3 Trên 50 tuổi 26 10,4 39 15,7 26 10,4 39 15,7 Nguồn [1] + Về số lượng:
Số liệu bảng trên cho thấy số lượng công chức, viên chức, lao động tại BHXH tỉnh Quảng Trị từ năm 2015 đến năm 2018 hầu như không có sự biến động (năm 2015 là 250 người, năm 2016 là 249 người, năm 2017 là 250 người, năm 2018 là 249 người).
+ Cơ cấu công chức, viên chức, lao động theo giới tính:
Số lượng công chức viên chức nữ giai đoạn 2015-2018 dao động từ 136 đến 138 người và số lượng công chức, viên chức nam giai đoạn 2015-2018 có sự thay đổi không đáng kể, từ 114 người xuống 111 người. Kết quả này cho thấy ít có sự chênh lệch về giới tính trong đội ngũ công chức viên chức tại BHXH tỉnh Quảng Trị. Như vậy, cơ cấu về giới tính của công chức viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị là khá hợp lý.
+ Cơ cấu công chức, viên chức, lao động theo độ tuổi:
Số liệu bảng trên cho thấy số lượng công chức viên chức BHXH tỉnh Quảng Trị theo độ tuổi chủ yếu nằm trong độ tuổi dưới 30 tuổi và từ 30 đến 50 tuổi, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu độ tuổi.
Độ tuổi từ 50 trở lên, số lượng ít nhưng chủ yếu là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, được tôi luyện qua thực tế chiến đấu và công tác, có bề dày kinh nghiệm, vì vậy đã đóng góp một phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng Ngành.
Độ tuổi từ 30-50 chiếm tỷ trọng lớn nhất, qua các năm 2015 chiếm 56%, năm 2016 chiếm 60,6%, năm 2017 chiếm 56%, năm 2018 là 60,6% tổng số công chức, viên chức toàn Ngành, đây là lực lượng chủ yếu tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo toàn Ngành đạt được những thành tựu quan trọng trong thời gian vừa qua.
Độ tuổi dưới 30 còn lại chiếm tỷ trọng lớn thứ hai, đội ngũ công chức, viên chức này được đào tạo ở các trường đại học chuyên nghiệp, dễ tiếp thu, thích ứng với cơ chế mới, do công tác tổ chức thi tuyển được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan cộng với nhiệt huyết của tuổi trẻ nên số viên chức trẻ ngày đã đáp ứng được nhiệm vụ và chính là lực lượng kế cận lâu dài của ngành.
2.4.1.4. Công tác tuyên truyền
Hằng năm, BHXH tỉnh luôn đẩy mạnh tuyên truyền cho NLĐ và nhân dân trên cả địa bàn tỉnh hiểu rõ chính sách BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.
Kịp thời tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BHTN, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người SDLĐ, NLĐ và mỗi người dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
Tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chế độ BHXH,
BHYT. Đồng thời, nâng cao uy tín, khẳng định vị thế của Ngành BHXH trong việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT; ngăn chặn, phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; BHYT. Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ ở các cấp; phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức thể hiện, tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, đảm bảo đưa thông tin đến với mọi người lao động và nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền huy động