Kiện toàn công tác tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh quảng trị (Trang 82 - 85)

Một trong 5 mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển đất nước. Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả. Đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn nữa để thực hiện thành công mục tiêu, chương trình và những giải pháp về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đây là chìa khóa để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Trước yêu cầu đặt ra nêu trên và mục tiêu đặt ra cho ngành BHXH theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 23/11/2012 của Bộ Chính trị là “xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra cho toàn ngành BHXH nói chung và BHXH tỉnh Quảng Trị nói riêng là kiện toàn tổ chức bộ máy các cấp để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục

vụ, giảm phiền hà cho người tham gia BHXH, BHYT. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong lĩnh vực BHXH, BHYT; mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH, BHYT. Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, ngành BHXH cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, đội ngũ công chức, viên chức của BHXH tỉnh phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của nhà nước.

- Về trình độ và năng lực: Có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: có đầy đủ các kiến thức cơ bản trên các lĩnh vực lý luận chính trị, quản lý nhà nước, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, kiến thức chuyên môn và kiến thức cần thiết để xử lý tình huống xảy ra. Có đủ năng lực, là các kỹ năng thực hiện công việc, tinh thần, thái độ, động cơ làm việc đúng đắn, có quy trình làm việc hiệu quả và có sức khỏe tốt.

- Có tinh thần đoàn kết hợp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp cao, tôn trọng tập thể, gắn bó, tận tụy phục vụ nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Về cơ cấu đội ngũ cán bộ: Phải có số lượng thích hợp, cơ cấu về ngạch bậc, trình độ, tuổi tác, giới tính và dân tộc đồng bộ và hợp lý. Phải đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới.

- Chất lượng đội ngũ công chức viên chức: Đến năm 2020, ít nhất 10% viên chức có trình độ sau đại học; 80% có trình độ Đại học; 10% có trình độ cao cấp lý

luận chính trị; 30% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, 100% công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch.

Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đến năm 2020, BHXH tỉnh xác định một số định hướng sau:

- Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống chính trị; tiếp tục cải tiến quy trình công tác nhân sự của Đảng, cơ quan và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Mở rộng và phát huy dân chủ trong công tác tổ chức cán bộ.

- Đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ.

- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng cán bộ; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, công tâm; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ.

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp, nhất là cấp chiến lược trong tổ chức; đổi mới quy trình giới thiệu cán bộ vào nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, nhất là với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức, đưa công tác này trở thành nền nếp thường xuyên trong công tác cán bộ. Tạo ra những công chức, viên chức giỏi nhiều việc, biết nhiều việc và tăng cường chuyển đổi vị trí việc làm để sắp xếp, bố trí hợp lý, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.

- Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, chú trọng

bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cả trong và ngoài Đảng.

- Cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo yêu cầu tăng cường chất lượng, tinh giản biên chế, đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển của Ngành đến năm 2020, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý, các ngạch, bậc công chức, viên chức; giữa các độ tuổi, địa bàn, lĩnh vực công tác; tăng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, con gia đình có công cách mạng; khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ.

- Cải cách hệ thống chính sách, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, công bằng trong thực hiện chính sách cán bộ giữa các cấp, các đối tượng cán bộ; gắn chính sách cán bộ trong từng khâu của công tác cán bộ, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với quyền lợi; khuyến khích cán bộ công tác ở địa bàn khó khăn, ở cơ sở; cải cách công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực thúc đẩy với phong trào thi đua yêu nước một cách thực chất, khắc phục “bệnh thành tích”, hình thức, lãng phí. Tổ chức xây dựng phong trào thi đua, xây dựng môi trường làm việc tốt để phát huy tốt nhất khả năng cống hiến và phát triển của công chức, viên chức.

- Tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ gắn việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, đổi mới công tác cán bộ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, với phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới trong việc giáo dục, quản lý và thực hiện công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh quảng trị (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)