Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh quảng trị (Trang 90 - 95)

- Chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH một cách quyết liệt.

- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân Tỉnh quyết định.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH. - Nâng cao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.

- Kịp thời kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH.

Tóm tắt chƣơng 3

Trong nội dung của Chương 3, tác giả đã nêu ra các quan điểm của Đảng về BHXH bắt buộc, định hướng phát triển BHXH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020. Thông qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về BHXH bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị, như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách về BHXH bắt buộc, kiện toàn công tác tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh, tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác tuyên truyền về BHXH bắt buộc.

Từ đó, có một số kiến nghị đối với Quốc Hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương và UBND tỉnh Quảng Trị.

KẾT LUẬN

Chính sách BHXH đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò trụ cột chính của hệ thống ASXH, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm cũng như khi đến tuổi già không còn khả năng lao động. Từ việc phát triển đối tượng tham gia đóng vào nguồn quỹ BHXH, đến bảo toàn, phát triển và tăng trưởng nguồn quỹ để đảm bảo cho người thụ hưởng các chính sách về BHXH bắt buộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan QLNN có liên quan. Vì vậy, QLNN về BHXH bắt buộc là một trong những nội dung quan trọng trong việc phát triển chính sách ASXH đối với nước Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Trong khuôn khổ của Luận văn, với mục đích của Luận văn, tác giả đã thể hiện rỏ các nội dung như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học QLNN về BHXH bắt buộc, trình bày tổng quan về BHXH, nêu một số nội dung QLNN về BHXH, tiếp đến tác giả trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về BHXH bắt buộc, nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về BHXH bắt buộc của tỉnh Quảng Bình, tỉnh Thừa Thiên Huế là hai tỉnh lân cận với tỉnh Quảng Trị, và tác gia đã rút ra bài học từ kinh nghiệm QLNN về BHXH bắt buộc.

- Trình bày thực trạng QLNN về BHXH bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị, trong đó tác giả đã nêu lên một số nội dung về khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị, giới thiệu về BHXH tỉnh Quảng Trị. Trong giai đoạn từ năm 2015-2018, tác giả đã phân tích thực trang QLNN về BHXH bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị, như quy định về BHXH bắt buộc đối với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, tình hình đơn vị SDLĐ và NLĐ trên địa bàn, về công tác tuyên truyền, về tổ chức quản lý thu BHXH bắt buộc của tỉnh, tình hình giải quyết chế độ BHXH bắt buộc của Tỉnh, công tác ứng dụng CNTT và cải cách thủ tục hành chính, công tác thanh tra, kiểm tra. Qua việc phân tích, tác giả đã đánh giá được thực trạng QLNN về BHXH bắt buộc của Tỉnh, từ những kết quả đã đạt được, những khó khăn, hạn chế, tìm được nguyên nhân của những hạn chế đó của tỉnh Quảng Trị.

Trước yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, chính sách BHXH với vai trò trụ cột đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, cần có những giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn. Cho nên, mỗi cấp mỗi ngành cần bán sát những quan điểm của Đảng, Ngành BHXH cấn phải có định hướng phát triển. Chính vì vậy, tác giả đã viện dẫn thể hiện rỏ nét về những nội dung trên, để rồi từ đó đưa ra một số giải pháp, đồng thời kiến nghị đến các cơ quan có liên quan nhằm hoàn thiện QLNN về BHXH bắt buộc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết các năm 2015, 2016, 2017, 2018, Quảng Trị.

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình, Báo cáo tổng kết 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, Quảng Bình.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, Thừa Thiên Huế.

4. Ban chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 21 – NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020, Hà Nội.

5. Chính phủ (2006), Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 Hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Hà Nội.

6. Chính phủ (2015), Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 Quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Hà Nội.

7. Chính phủ (2014), Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 Về chính sách tinh giản biên chế, Hà Nội.

8. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36a/2015/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, Hà Nội

9. Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ – TTg ngày 12/4/2012 về Phê duyệt chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

10. Ngô Thị Minh Hòa (2018), QLNN về chi trả BHXHtrên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh.

11. Dương Văn Thắng (2014), Đổi mới và phát triển Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

12. Phạm Quốc Thuật (2018), QLNN về thu BHXH bắt buộc trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hồ Chí Minh.

13. Hồ Tấn Tiên (2017), Quản lý nhàn nước về BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thừa Thiên Huế.

14. Nguyễn Thanh Tuấn (2018), QLNN đối với hoạt động BHXH trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Thừa Thiên Huế.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật An toàn, vệ sinh lao động, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Việc làm, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/06/2015 về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động, Hà Nội.

20. Ủy Ban Nhân dân (2019), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, Quảng Trị.

21. Ủy Ban Nhân dân (2013), Kế hoạch số 3491/KH-UBND ngày 21/10/2013 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quảng Trị.

22. Tỉnh Ủy (2013), Chương trình số 70-CTHĐ/TU ngày 02/7/2013 về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 23/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, Quảng Trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh quảng trị (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)