Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh quảng trị (Trang 73)

2.4.3.1. Quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do Luật BHXH năm 2014, không điều chỉnh, đưa đối tượng là Giám đốc công ty TNHH một thành viên và Chủ hộ SXKD cá thể không hưởng tiền lương vào quy định thu BHXH bắt buộc, chỉ quy định những NLĐ có phát sinh HĐLĐ từ đủ 01 tháng trở lên, có hưởng tiền lương. Trong khi đó, thực tế Giám đốc công ty TNHH một thành viên và chủ hộ SXKD cá thể không phát sinh HĐLĐ, không hưởng tiền lương, nên trong quá trình khai thác đối tượng tham gia về BHXH bắt buộc gặp không ít khó khăn.

2.4.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc của tỉnh

Chưa quan tâm đúng mức đến công tác sắp xếp cán bộ, thay thế cán bộ yếu kém, dẫn đến tình trạng cán bộ vừa thừa vừa thiếu. Việc tinh giản biên chế còn chậm chưa theo kế hoạch đề ra, vì đây là việc làm rất khó do động chạm trực tiếp đến quyền lợi của công chức, viên chức. Để triển khai thành công phải có quyết tâm cao độ, sự nhất trí đồng thuận trong tập thể lãnh đạo để có quyết sách đúng đắn, minh bạch.

Quy hoạch cán bộ còn mang tính hình thức, do chưa làm tốt khâu đánh giá cán bộ, chưa gắn quy hoạch với các khâu luân chuyển, bố trí và sử dụng cán bộ, vẫn còn tình trạng quy hoạch treo. Việc nhận xét, đánh giá cán bộ trước và sau khi đưa vào quy hoạch ở một số đơn vị chưa sát đúng với thực tế, chưa được thực hiện thường xuyên, còn hiện tượng nể nang, né tránh và vẫn là khâu yếu làm ảnh hưởng đến việc phát hiện nguồn để đưa vào quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không đảm bảo năng lực, tiêu chuẩn.

2.4.3.3. Nguồn nhân lực trong cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội bắt buộc cấp tỉnh

- Việc phân bổ biên chế cho các đơn vị trên cơ sở tổng biên chế cứng do BHXH Việt Nam giao, chưa căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng vị trí việc làm mà chủ yếu dựa vào khối lượng công việc từng đơn vị.

- Danh mục vị trí việc làm BHXH Việt Nam đã được nghiên cứu và ban hành, tuy nhiên khi áp dụng tại BHXH tỉnh còn nhiều khó khăn, vướng mắc như: chưa xác định rõ danh mục công việc cho từng vị trí. Việc đo lường khối lượng công việc và thời gian thực hiện đối với những công việc cụ thể thông qua bản mô tả công việc còn mang tính khái quát, hình thức. Do vậy việc sắp xếp, bố trí nhân sự và xác định biên chế theo vị trí việc làm thiếu căn cứ.

- BHXH tỉnh chưa có Quy chế quản lý công chức, viên chức phù hợp để bảm bảo sự thống nhất trong việc bố trí nhân sự, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị.

- Do đặc thù, tính chất công việc của nhiều bộ phận, việc bố trí theo vị trí việc làm không phát huy hiệu quả. Nhiều công việc có tính thời vụ như cấp thẻ BHYT, thu BHYT học sinh, sinh viên, giám định BHYT tập trung… đòi hỏi sự tham gia của nhiều người trong một thời gian nhất định nên cần phải có nhiều người biết cùng 01 việc và cũng để hỗ trợ nhau lúc ốm đau, nghỉ thai sản hay nghỉ phép, đi công tác.

- Việc xác định vị trí việc làm với bộ máy, con người đã có sẵn nên rất khó thay đổi thói quen trong việc phân công bố trí theo vị trí việc làm.

- Một số đơn vị biên chế không đủ để phân công theo vị trí việc làm, với chủ trương không tăng thêm biên chế, phải tinh giản biên chế theo kế hoạch đến năm 2022 thì việc phân công, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm càng khó khăn hơn.

2.4.3.4. Công tác tuyên truyền

Nguyên nhân hạn chế chủ yếu về công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH, BHYT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiệm một số cơ quan ban ngành cấp tỉnh vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức, đang còn xem nhẹ, nhận thức, ý thức trách nhiệm này là chỉ của Ngành BHXH. Mặt khác, về Ngành BHXH thì một số tập thể, cá nhân trong Ngành về công tác tuyên truyền còn hạn chế, thậm chí xem nhẹ hoặc coi đó là nhiệm vụ của lãnh đạo Ngành và cơ quan chuyên môn; sự quan tâm của một số đơn vị trong Ngành chưa đúng mức, hiệu quả chưa cao; tổ chức, cán bộ tuyên truyền còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chậm được củng cố, kiện toàn; công tác nắm bắt dư luận, định hướng chính trị tư tưởng, đấu tranh, phản biện trước các quan điểm, thông tin, phát ngôn sai trái, lệch lạc về chính sách BHXH, BHYT còn hạn chế, chưa phát huy vai trò chủ động, tích cực và sức mạnh tổng hợp của hệ thống; tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ của công chức, viên chức, NLĐ trong Ngành có nơi, có lúc còn chưa nhận được sự hài lòng của cán bộ, nhân dân, tác động ngược trở lại, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác tuyên truyền.

Công tác tuyên truyền là một mảng nghiệp vụ lớn, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ của ngành BHXH trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc quy định công tác tuyên truyền thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng làm hạn chế hiệu quả quản lý. Đội ngũ làm công tác tuyên truyền hiện nay còn mỏng (Văn phòng BHXH tỉnh có 01 người, BHXH cấp huyện không có cán bộ tuyên truyền) và phải kiêm nhiệm nhiều phần hành công việc. Chính vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền.

2.4.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc cấp tỉnh

Nhìn chung tình trạng trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH, BHTN, BHYT còn xảy ra phổ biến ở các DN, nhất là khối DN ngoài quốc doanh. Không ít chủ DN chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT của người lao động để sử dụng không đúng mục đích. Ở một số lĩnh vực như xây dựng, kinh doanh dịch vụ, sản xuất cà phê…, còn nhiều lao động không được đóng BHXH, BHTN, BHYT, bị ảnh hưởng quyền lợi.

Ở nhiều DN ngành xây dựng, đa số lao động được thuê mướn là lao động phổ thông, có tính thời vụ, không ổn định. Chẳng hạn, DN thi công công trình, dự án ở địa phương nào thì thuê nhân công ở địa phương đó với thời gian ngắn, không đăng ký, nên chủ SDLĐ trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ. Còn đối với các DN dịch vụ bán hàng hoặc kinh doanh vận tải, do khoán đơn giá theo định mức nên DN không đóng BHXH, BHTN, BHYT cho NLĐ. Có thể thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có nhiều DN với hàng trăm lao động hành nghề nhưng phần lớn trong số này không tham gia BHXH, BHTN, BHYT. Ở nhiều DN sản xuất cà phê thực hiện cơ chế khoán vườn cây cũng có tình trạng không đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động nhận khoán.

Nguyên nhân một số hạn chế khác trong đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT. Đó là thời gian qua, các hành vi vi phạm mới chỉ bị xử lý về mặt hành chính, trong khi đó xử lý về hình sự còn vướng mắc một số thủ tục tố tụng, các quy định pháp luật trong lĩnh vực này chưa đầy đủ, cụ thể. Tuy vậy, việc chuyển các vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự cũng đã tạo sự răn đe, buộc các đơn vị vi phạm có ý thức khắc phục trong việc đóng BHXH, BHTN, BHYT đúng quy định cho người lao động; ngăn ngừa vi phạm xảy ra ở những đơn vị khác…

Tóm tắt chƣơng 2

Chương 2 nói về thực trạng quản nhà nước về BHXH bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn từ năm 2015 đến năm 2018, trong đó tác giả đã nêu khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị, về cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị, Phân tích thực trạng QLNN về BHXH bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị, trong đó quy định về BHXH bắt buộc đối với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn mà cơ quan BHXH đang quản lý, tình hình đơn vị SDLĐ và NLĐ trên địa bàn để sử dụng so sánh với kết quả thực hiện, công tác tuyên truyền, quá trình tổ chức quản lý thu BHXH bắt buộc, tình hình giải quyết chế độ BHXH bắt buộc của tỉnh, Công tác ứng dụng CNTT và cải cách thủ tục hành chính, công tác thanh tra, kiểm tra. Sau đó, tác giả đã đánh giá thực trạng QLNN về BHXH bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị theo từng những nội dung này về những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, phân tích những nguyên nhân về các hạn chế đó.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị trong nhƣng năm tới

3.1.1. Quan điểm của Đảng về Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Ngày 02/7/2013, Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành Chương trình số 70- CTHĐ/TU về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 23/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Qua đó, đã đưa ra quan điểm:

- BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

- Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của Tỉnh. Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.

- BHXH, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHXH, BHYT.

- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, DN và của mỗi người dân. [22]

3.1.2. Định hướng phát triển ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020

Thực hiện theo Chương trình số 70-CTHĐ/TU ngày 02/7/2013 về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 23/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch số 3491/KH-

UBND ngày 21/10/2013 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70- CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tiếp đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 2241/KH-UBND ngày 14/6/2016 về Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Trị trong hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.

Chính vì vậy, để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 21- NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, rất cần sự vào cuộc của các ngành, các cấp chung tay cùng ngành BHXH tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quyền và lợi ích của việc tham gia BHXH, BHYT, đẩy nhanh diện bao phủ BHXH, BHYT; phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; có khoảng 40% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp có trên 90% dân số tham gia BHYT theo Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đề ra. Trên tinh thần đó, BHXH tỉnh Quảng Trị ngoài bám sát các văn bản nêu trên còn thực hiện theo sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam để xấy dựng, ban hành chương trình, kế hoạch định hương phát triển BHXH tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, cụ thể:

- Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 40% lực lượng lao động tham gia BHTN và trên 92% dân số tham gia BHYT.

- Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ BHXH, quỹ BHYT nhằm bảo đảm quỹ BHXH cân đối trong dài hạn, quỹ BHYT cân đối hàng năm.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy BHXH của Tỉnh, nâng cao năng lực quản lý và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để tổ chức thực hiện, góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của chính sách BHXH, BHYT.

- Tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng theo Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan trong toàn Tỉnh; mỗi công dân tham gia BHXH, BHYT được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các BHXH, BHTN, BHYT tế một cách chính xác và thuận tiện.

- Hoàn thiện hạ tầng CNTT (mạng máy tính, máy chủ, máy trạm, an ninh mạng, trung tâm dữ liệu ngành và hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến trên mạng Internet) để giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, BHYT.

3.2. Giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội bắt buộc

3.2.4.1. Về tình hình tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Kịp thời tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, SDLĐ, NLĐ và mỗi người dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH.

- Công tác thông tin, truyền thông năm 2019 cần bám sát nhiệm vụ chính trị của Ngành BHXH trong từng tháng, quý để cụ thể hóa thành các hoạt động phù hợp với từng giai đoạn; phải tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương, giữa cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền trong toàn hệ thống của Ngành BHXH.

- Quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và sâu sắc trong toàn hệ thống những chỉ đạo của lãnh đạo BHXH Việt Nam về công tác thông tin, truyền thông trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN với phương châm “Mỗi cán bộ, công chức, viên chức của Ngành là một tuyên truyền viên tích cực”.

- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về quyền lợi và nghĩa vụ mức đóng, mức hưởng, phương thức tham gia, thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Công tác thông tin, truyền thông phải được tiến hành chủ động, bền bỉ, thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp; đổi mới về hình thức, phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

- Phối hợp chặt chẽ với các Sở LĐTB&XH, Liên đoàn lao động tỉnh, Cục thuế tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát tất cả các cơ quan, tổ chức, DN, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động

(nhất là các DN ngoài quốc doanh), yêu cầu họ cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT, BHTN, trên cơ sở đó xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở tỉnh quảng trị (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)