Năm 2015 - 2018, qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, hiện tượng trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT vẫn còn xảy ra thường xuyên; các chủ SDLĐ hợp thức hóa bằng hình thức làm việc công nhật, hợp đồng dạy việc… Việc đóng BHXH, BHTN, BHYT không đúng với quy định, không đầy đủ cho số người thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, BHTN, BHYT xảy ra khá phổ biến, nhất là ở các DN ngoài quốc doanh.
Mục tiêu chính chính trong công tác thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN là thông qua các bước xử lý nghiệp vụ để uốn nắn, hướng dẫn, tư vấn, tuyên truyền pháp luật để các đơn vị SDLĐ và NLĐ thực hiện đúng quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, cho DN, đảm bảo công bằng trong SXKD giữa các DN. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm ngăn chặn, chấm dứt cũng như kiến nghị truy thu, truy hồi về quỹ BHXH, BHYT, BHTN bảo vệ hữu hiệu hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Đồng thời thông qua công tác thanh tra cũng là bước quan trọng để tiến tới đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự các đơn vị, cá nhân vi phạm.
Để tránh bị xử phạt trong vi phạm hành chính về BHXH, BHTN, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, phải thường xuyên tự kiểm tra, tăng cường sự giám sát của tổ chức Công đoàn... Trong trường hợp có xảy ra vi phạm hành chính về BHXH, BHTN, các đơn
vị cần khắc phục trước hoặc trong quá trình thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN để không phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Về phía NLĐ cần nâng cao nhận thức, trình độ, kiến thức cần thiết về BHXH để tự bảo vệ mình nếu chủ SDLĐ không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cũng như cần chủ động theo dõi quá trình đóng, hưởng BHXH của mình để nắm bắt thông tin và quyền lợi BHXH kịp thời. NLĐ có thể yêu cầu tổ chức công đoàn làm đại diện bảo vệ quyền lợi hoặc yêu cầu Sở hoặc Phòng Lao động Thương binh và xã hội nơi DN có trụ sở đứng ra giải quyết tranh chấp.
Trong thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành; đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ngành có liên quan, đặc biệt là Công an tỉnh trong công tác thanh tra, kiểm tra phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT; phối hợp các cơ quan chức năng làm tốt công tác thanh tra, báo cáo kết quả, kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh xử lý vụ việc vi phạm trong việc thực hiện thanh tra; rà soát các đơn vị nợ đọng kéo dài, tiến hành thanh tra, xử phạt đối với các đơn vị nợ đọng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh; thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị SDLĐ có số nợ BHXH, BHTN, BHYT từ 3 tháng trở lên; theo dõi, đôn đốc sát sao việc các đơn vị thực hiện xử lý sau thanh tra, kiểm tra đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT, sẽ tham mưu với lãnh đạo ngành ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo đúng quy định (xử phạt, xuất toán, thu hồi, truy thu...); làm tốt công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn kiểm tra, thanh tra, tuyên truyền, vận động các đơn vị thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT và đặc biệt là chú trọng đến công tác phúc tra các đơn vị sau khi kết luận kiểm tra nhằm đảm bảo các nội dung của kết luận được thực hiện nghiêm túc; từ đó bảo đảm các điều kiện để giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia BHXH, BHYT và BHTN.