Tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là cấp uỷ, chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách BHXH tại địa phương, nhất là việc chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc phải gắn chặt với mục tiêu phát triển đối tượng, coi đó như là một chỉ tiêu về lĩnh vực xã hội. Để làm được điều này, cần xây dựng nội dung tuyên truyền, đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên thực sự có chất lượng để nâng cao hiệu quả các cuộc tuyên truyền tại cơ sở, giúp chủ SDLĐ và NLĐ hiểu được tính ưu việt của chính sách BHXH từ đó tích cực tham gia.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giải quyết chế độ về BHXH bắt buộc. Tăng cường quản lý và tổ chức chi trả kịp thời, đúng chế độ BHXH đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng.
Tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN bắt buộc; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra các đơn vị, DN đang cố tình trốn đóng, nợ đóng BHXH, chưa tham gia đầy đủ cho số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, BHTN; kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm. Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân, giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại, thắc mắc của công dân liên quan đến chế độ, chính sách BHXH bắt buộc.
Hiện nay, mặc dù đã có nhiều quy định kiểm soát việc tham gia BHXH cho NLĐ của chủ SDLĐ nhưng vẫn tồn tại tình trạng trốn đóng BHXH xảy ra ở hầu hết các địa phương, ngày càng nhiều và phổ biến nhất vẫn ở DN ngoài quốc doanh. Thực trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực BHXH, tới quyền và lợi ích cho NLĐ, đảm bảo công bằng xã hội. Việc hình sự hóa hành vi trốn đóng BHXH BHYT, BHTN cho NLĐ đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, bảo vệ các quan hệ pháp luật, quy định trong lĩnh vực lao động được nghiêm chỉnh thực thi.
Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở khoa học quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc liên quan đến khái niệm, mục tiêu, đặc điểm, vai trò, chức năng của BHXH; cơ quan quản lý nhà nước về BHXH; Khái niệm về BHXH bắt buộc, các chế độ về BHXH bắt buộc và nội dung quản lý về BHXH bắt buộc.
Qua đó, tác giả đã nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng nhất định đến công tác QLNN về BHXH bắt buộc. Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước ở một số địa phương như Tỉnh Quảng Bình, tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm đến công tác quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc ở tỉnh Quảng Trị.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở TỈNH QUẢNG TRỊ