Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông hồng (Trang 95 - 100)

trị di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng

Đối với việc tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia nói chung và di tích QGĐB nói riêng, phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được hình

thành từ lâu nhưng chỉ đến khi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1997 đề cập đến chủ trương xã hội hóa các hoạt động xã hội. Thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 về phương hướng, chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; Nghị quyết Trung ương V khóa VIII ngày 16/7/1998 về xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ là nền tảng cơ bản để Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Tiếp theo đó, Nghị quyết số 05/2005/NQ- CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008; Thông tư 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008;

Như vậy, hành lang pháp lý cần thiết để có thể huy động các nguồn lực tài chính trong nước và ngoài nước cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia nói chung và di tích QGĐB nói riêng đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm và liên tục đẩy mạnh từ năm 1999 đến nay. Các Nghị quyết của Đảng, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ chuyên ngành luôn được điều chỉnh, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.

Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB, giai đoạn 2010 - 2017, đã huy động được các nguồn lực rất lớn từ ngân sách trung ương và địa phương để thực hiện các chương trình, dự án đồng thời khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng

góp, tài trợ cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB. Tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, tu bổ, sửa chữa, chống xuống cấp và tôn tạo di tích ước tính hàng triệu tỷ đồng. Trung ương hỗ trợ đầu tư bảo tồn, tu bổ di tích theo Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hóa và đầu tư hạ tầng giao thông trọng điểm, còn lại chủ yếu huy động nguồn ngân sách các cấp của địa phương và xã hội hóa.

Qua nghiên cứu, khảo sát cho thấy, các địa phương có nhiều di tích được bảo tồn và tu bổ, tôn tạo với mức đầu tư kinh phí lớn như: Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình là 2.123 tỷ đồng nguồn vốn từ trung ương và 8.998 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và xã hội hóa; dự án tu bổ tôn tạo khu di tích Cố đô Hoa Lư là 27 tỷ đồng vốn trung ương và 32 tỷ đồng từ ngân sách địa phương; Dự án đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng vườn quốc gia Cát Bà, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2015 với tổng số 98,722 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và Quy hoạch tổng thể khu danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm là 22,419 tỷ đồng; Dự án tu bổ tôn tạo tòa cửu phẩm liên hoa Chùa Côn Sơn, tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, đã hoàn thành; Dự án đường vào Khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc với tổng mức đầu tư 715 tỷ đồng, khối lượng hoàn thành ước trên 200 tỷ; Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo, nâng cấp khu di tích đền Trần Thương, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011- 2016 là: 21 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, 70 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương và xã hội hóa; Dự án nâng cấp, cải tạo hạ tầng du lịch khu di tích lịch sử đền Trần Thương tại Quyết định số 1015/QĐ-UBND ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh Hà Nam với tổng mức đầu tư là 94,484 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn ngân sách trung ương cấp 60 tỷ đồng còn lại là ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa.

Nhiều di tích QGĐB đã được phát huy giá trị có hiệu quả, trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, tạo nguồn thu lớn. Đặc biệt, là sự ủng hộ của nhân dân bằng nhiều hình thức đóng góp, công đức hiện vật, đồ thờ cúng, tham gia ngày công xây dựng và công sức bảo vệ, trông coi di tích. Chính nhờ

nguồn lực xã hội hóa, nhiều di tích QGĐB đã được tu bổ, sửa chữa kịp thời; cảnh quan những di tích này đã thay đổi tích cực, khang trang, sạch đẹp, ý thức, trách nhiệm cộng đồng nâng lên, đã góp phần đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa tinh thần của nhân dân.

Biểu đồ 3.5. Nguồn vốn đầu tư để bảo tồn di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2010 - 2017

Phân tích tại biểu 3.5 cho thấy cơ cấu nguồn vốn đầu tư: - Nguồn ngân sách trung ương cấp: 13,27%

- Nguồn ngân sách của địa phương: 22,3% - Nguồn xã hội hóa: 64,43%

0 0 14 5 4 2 2 2 2 4 2 1 2 40 0 0 4933 700 11550 343 1500 13831 175 715 500 115 175 34537 0 0 743 200 500 200 300 2123 100 60 250 50 60 4586 0 0 2387 350 1050 121 200 2712 50 500 200 40 94 7704 0 0 1803 150 10000 22 1000 8996 25 155 50 25 21 22247

Qua số liệu khảo sát cho thấy nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp (bao gồm cả trung ương và địa phương) còn rất hạn chế (chiếm 35,57%), nguồn vốn xã hội hóa là chủ yếu chiếm 64,43%.

Nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB từ nhiều nguồn do Ngân sách nhà nước cấp và có thể huy động từ các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác khi Nhà nước có khó khăn về ngân sách, từ nguồn vốn vay ODA, nguồn vốn viện trợ nước ngoài, nguồn vốn huy động hợp pháp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân và vốn tự đóng góp của nhân dân. Giai đoạn vừa qua, đầu tư cho bảo tồn di tích QGĐB chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, có địa phương hợp tác theo mô hình Công - Tư mang tính thí điểm như trường hợp tại di tích QGĐB danh lam thắng cảnh Tràng An, Yên Tử.

Tại Hội thảo: “Xã hội hóa trong bảo tồn nhìn từ hai phía” tổ chức ngày 09/10/2012 tại Hà Nội, qua tài liệu nghiên cứu đã cho rằng cộng đồng trong xã hội đóng góp 70 % kinh phí bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích. Kết quả này khẳng định chủ trương xã hội hóa nguồn lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có di tích QGĐB của Đảng, Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và đạt được hiệu quả. Tổng kết Hội thảo cũng khẳng định vai trò to lớn của cộng đồng trong xã hội đối với việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di tích QGĐB nói riêng ở Việt Nam.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, di tích QGĐB ở Việt Nam cũng là một bộ phận của di sản nhân loại, do vậy, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích QGĐB của Việt Nam nói chung và di tích QGĐB vùng ĐBSH nói riêng là yêu cầu cấp thiết, để trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ, chuyên gia, đào tạo nhân lực, đặc biệt quan trọng là tranh thủ nguồn vốn quốc tế hỗ trợ để bảo vệ và phát huy giá trị di tích QGĐB. Kết quả nghiên cứu khảo sát cũng chỉ ra rằng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, cần thiết phải đẩy mạnh và mở rộng quan hệ quốc tế, nhất là trong khối các nước ASEAN về lĩnh vực di sản văn hóa nhằm giao lưu, trao đổi kinh

nghiệm, tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật mới và các nguồn vốn để bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông hồng (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)