Ứng dụng khoa học công nghệ mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông hồng (Trang 144 - 146)

Học tập và ứng dụng kinh nghiệm của một quốc gia trên thế giới, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại đã đi vào mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực di sản văn hóa. Ứng dụng nhiều công nghệ mới như công nghệ 3D, công nghệ thông tin trong quản lý giúp cho các nhà quản lý, bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích, phục dựng hình dạng hiện vật, tạo dựng lại mô hình di tích trên cơ sở hiện trạng của di tích, thậm chí mô phỏng lại gần như nguyên bản gốc của di tích để phục hồi hoặc lưu trữ các dữ liệu về hồ sơ di tích. Công nghệ thông tin hiện đại được ứng dụng trong lưu trữ quản lý hồ sơ.

Trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới, ứng dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học để sử dụng các loại vật liệu của người xưa dùng để phục chế lại di vật tại di tích hoặc các loại vật liệu mới thay thế tốt hơn và bền vững hơn. Các trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho các công việc khảo sát, thi công được cải tiến và ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại. Kết hợp với công nghệ truyền thông đại chúng giúp cho việc nâng cao nhận thức cho mọi đối tượng trong xã hội. Với những ứng dụng mới, việc nghiên cứu những thành tựu mới của thế giới vào lĩnh vực di sản văn hóa sẽ giúp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các đơn vị thiết kế, thi công được tốt hơn và hiệu quả hơn. Vì vậy, tăng cường ứng dụng công nghệ khoa học mới trong việc quản lý bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích QGĐB là yêu

cầu cần thiết và cấp bách hiện nay. Ứng dụng công nghệ truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức pháp luật về di sản văn hóa. Truyền thông đã trở thành một ngành công nghiệp đặc biệt, ngoài các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, phát thanh truyền hình, mạng internet, mạng xã hội..., nhiều thông tin được cập nhật nhanh chóng và rộng rãi, đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa, cũng như phản ánh, phát hiện những vi phạm trong QLNN về di tích QGĐB.

Việc mở các chuyên mục về di tích QGĐB trên truyền hình, phát thanh, trên mạng xã hội là rất cần thiết. Thông qua trao đổi tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý và người dân cũng như chuyên mục tìm hiểu pháp luật như luật di sản văn hóa và các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý cũng như cộng đồng trong xã hội hiểu rõ hơn về di tích QGĐB, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về di tích QGĐB có thể ngăn chặn những vi phạm, xâm hại, phá hoại di tích do thiếu hiểu biết về pháp luật, đồng thời giúp cho các nhà quản lý và cộng đồng xã hội có ý thức hơn trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB. Bên cạnh đó, cũng cần phải ngăn chặn và xử lý những mặt tiêu cực của các mạng xã hội đưa tin sai lệch, gây hại, chống phá và cản trở các cơ quan QLNN về di tích QGĐB hoặc tuyên truyền không đúng về di tích QGĐB.

Ứng dụng công nghệ truyền thông nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân để việc bảo vệ di tích QGĐB không chỉ là của riêng nhà nước, của chính quyền địa phương mà trở thành trách nhiệm chung của cộng đồng trong xã hội. Chính quyền các cấp cần có nhiều những hoạt động tích cực, sáng tạo, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân; tăng cường thông tin chia sẻ cộng đồng hướng đến mục tiêu chung là nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB vùng ĐBSH và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông hồng (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)