Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông hồng (Trang 132 - 134)

QGĐB. Bảo đảm thực hiện các nhóm dự án thành phần trên cơ sở quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cơ quan QLNN chỉ đạo và tổ chức thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật định hướng phát triển bền vững như bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên kết hợp tạo việc làm cho nhân dân địa phương bằng các nghề truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc và nâng cao đời sống của người dân trong khu vực di tích; thực hiện thẩm tra, thẩm định các dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ của di tích có nguy cơ và khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích QGĐB.

4.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt biệt

Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về di tích QGĐB. Việc tổ chức tốt một bộ máy quản lý có ý nghĩa quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ. Hiện nay, ở cấp trung ương, chuyên trách về thực hiện công tác QLNN về di tích QGĐB là Bộ VHTT&DL, Cục Di sản văn hóa, là tổ chức tham mưu, thực hiện chức năng QLNN về di tích QGĐB. Ở cấp tỉnh, thành phố, cơ quan quản lý trực tiếp di tích QGĐB là Sở VHTT&DL, cấp quận, huyện là Phòng VHTT&DL (Văn hóa Thông tin), cấp phường, xã có Ban văn hóa xã. Việc tổ chức bộ máy chuyên trách trong công tác QLNN về di tích QGĐB là thực sự cần thiết, một tổ chức là cơ quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho Nhà nước quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di tích QGĐB như xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác giá trị, đề xuất tổ chức bộ máy quản lý di tích QGĐB ở địa phương, kiến nghị

cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan và xây dựng quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổ chức hướng dẫn thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho các địa phương. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý di tích QGĐB yêu cầu cần thiết phải làm rõ trách nhiệm giữa chính quyền các cấp, các ngành khác nhau cùng phối hợp hành động. Bên cạnh vai trò của Bộ VHTT&DL, chính quyền các cấp ở địa phương cần chủ động, tổ chức bộ máy quản lý để thực hiện, kiểm tra, giám sát. Việc phân cấp quản lý di tích QGĐB hiện nay chưa hợp lý, nhiều nơi ban quản lý di tích QGĐB do UBND cấp xã, phường trực tiếp quản lý, hợp đồng trông coi, bảo vệ, bảo quản di vật, cổ vật không đảm bảo chất lượng. Để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về di tích QGĐB, cần triển khai thực hiện một số nội dung như sau:

Thứ nhất, kiện toàn Phòng quản lý di tích thuộc Cục Di sản văn hóa, giao nhiệm vụ cho công chức chuyên quản của phòng này có đủ năng lực chuyên môn để chuyên trách theo dõi quản lý hệ thống di tích QGĐB trên toàn quốc.

Thứ hai, cần phải thực hiện phân cấp quản lý di tích QGĐB vùng ĐBSH theo hướng: Sở VHTT&DL quản lý di tích QGĐB, UBND cấp quận, huyện quản lý di tích cấp quốc gia trên địa bàn. UBND cấp xã, phường quản lý di tích cấp tỉnh. Bên cạnh đó, thực hiện phân cấp quản lý như trên, cũng phải quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành (như giữa các Sở: VHTT&DL, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Công an...) trong hoạt động quản lý di tích QGĐB.

Thứ ba, tiếp tục xem xét, tổ chức thành lập và kiện toàn phòng quản lý di sản văn hóa thuộc Sở VHTT&DL của 5 tỉnh, thành phố chưa có phòng quản lý di sản (cụ thể ở các tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc). Tùy theo tình hình thực tế, số biên chế của phòng quản lý di sản văn hóa cần thiết bố trí nhưng phải giao nhiệm vụ cụ thể cho

cán bộ, công chức chuyên trách theo dõi quản lý di tích QGĐB. Cần thiết phải quy định rõ trách nhiệm và phân công cán bộ, công chức của phòng văn hóa và thông tin cấp quận, huyện theo dõi trực tiếp, phối hợp với ban quản lý di tích QGĐB; quy định rõ trách nhiệm của cán bộ chuyên trách văn hóa xã thực hiện theo dõi và phối hợp với ban quản lý di tích QGĐB trên địa bàn.

Thứ tư, thống nhất Ban quản lý di tích QGĐB trực thuộc Sở VHTT&DL theo định hướng quản lý của Bộ VHTT&DL (thực tế có các Ban quản lý di tích QGĐB trực thuộc tỉnh, thành phố, trực thuộc Sở VHTT&DL, Sở Du lịch, trực thuộc UBND huyện, trực thuộc UBND xã), trừ những di tích QGĐB quan trọng có quy mô lớn và là di sản thế giới thì phân cấp Ban quản lý di tích trực thuộc Bộ VHTT&DL (như tại di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch) hoặc trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nhưng các Ban quản lý này chỉ là đơn vị sự nghiệp công lập, không phải là cơ quan QLNN về di tích QGĐB đồng thời việc phân cấp phải đảm bảo một số nguyên tắc như sau: Nguyên tắc tập trung dân chủ; đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, đảm bảo về thẩm quyền và phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, tránh chồng chéo chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông hồng (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)