Từ những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, trong đó những kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức nêu trên là những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam, có thể rút ra những bài học như sau:
Một là, cần thiết phải xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, chính sách văn hóa chung, về di sản, di tích QGĐB nói riêng và đặc biệt lưu ý đến những vùng và từng địa phương có đặc thù; chính sách nhà nước không được áp đặt từ trên xuống mà phản ảnh nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội, đến từng người dân.
Hai là, các quy định về bảo tồn, tôn tạo di tích QGĐB phải được tuân thủ và thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt chú trọng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc.
Ba là, quan tâm coi trọng và thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, chuyên môn về quản lý di sản văn hóa, di tích QGĐB.
Bốn là, thành lập Quỹ tài chính để bảo tồn di tích QGĐB ở địa phương.
Năm là, kết hợp khai thác giá trị di sản, di tích gắn với việc phát triển du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương đồng thời thực hiện xã hội hóa các nguồn lực tài chính để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, di tích.
Sáu là, việc quản lý di sản, di tích không chỉ thuộc trách nhiệm của các cơ quan QLNN mà còn có trách nhiệm của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vùng di tích.
Bảy là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và tích cực ứng dụng
Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2, luận án đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cốt lõi liên quan đến đề tài như sau:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ các khái niệm và thuật ngữ về di sản văn hóa, di tích, di tích quốc gia đặc biệt, QLNN về di sản văn hóa, để từ đó làm rõ hơn khái niệm QLNN về di tích QGĐB. Từ sự phân tích các khái niệm nêu trên, tác giả rút ra định nghĩa như sau: "Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt là một lĩnh vực cụ thể của quản lý, được hiểu là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng nhiều cách thức, công cụ quản lý khác nhau đến đối tượng quản lý nhằm bảo tồn, giữ gìn và khai thác các giá trị của di tích quốc gia đặc biệt phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần cho cộng đồng".
Thứ hai, QLNN về di tích QGĐB tiếp cận dưới góc độ là toàn bộ hoạt
động của cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở đánh giá vai trò của di tích QGĐB, luận án phân tích vai trò và sự cần thiết phải QLNN về di tích QGĐB.
Thứ ba, luận án đã xem xét, phân tích những yếu tố tác động đến QLNN về di tích QGĐB.
Thứ tư, luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức về quản lý di sản văn hóa thế giới, rút ra những bài học, kinh nghiệm và những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH